Người ta đã bỏ quên sự tổn thương của một đứa trẻ
Trong vụ việc học sinh đứng trước cổng trường giữa trưa nắng tại Hải Phòng có cảm nhận người ta đã bỏ quên những tổn thương mà học sinh đang gánh chịu.
Nhà trường phụ huynh đối đầu, con trẻ trăm đường thua thiệt
Thời gian qua, phụ huynh học sinh ở nhiều nơi công khai phản ánh những sai phạm của các nhà trường cũng như những bất cập trong công tác dạy và học.
Việc đấu tranh như vậy sẽ làm cho giáo dục thêm minh bạch. Tuy nhiên, có thực tế học sinh con em của những phụ huynh trên lại là đối tượng chịu tổn thương nhất khi nhà trường và phụ huynh tìm cách đối đầu.
Theo tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm điều phải quan tâm đầu tiên là những tổn thương của đứa trẻ khi vụ việc xảy ra thì người ta đã quên (ảnh TL - Minh Triết).
Vụ việc học sinh đứng trước cổng trường giữa trưa nắng tại Trường Tiểu học Quang Trung, quận Ngô Quyền, Hải Phòng là điển hình cho thực trạng trên.
Nhiều ngày qua phụ huynh, nhà trường tìm cách chứng minh ai đúng, ai sai trong khi quyền lợi của cháu bé Mai Tuấn T. T bị bỏ quên.
Bình luận về vấn đề này, Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng, trong những trường hợp như cháu Mai Tuấn T.T cần thiết phải có biện pháp bảo vệ để tránh bị xâm hại và có động viên kịp thời.
Trong vụ việc học sinh đứng trước cổng trường giữa trưa nắng ở Hải Phòng, thấy rằng, người ta chạy theo đi tìm nguyên nhân, mổ xẻ xem có thiếu sót, trách nhiệm các bên liên quan mà không tập trung vào việc quan tâm, giúp đỡ học sinh đang bị tổn thương.
Góc nhìn hiện nay là toàn chuyện người lớn mà quên đi quyền trẻ em. Đáng lẽ, khi vụ việc xảy ra việc đầu tiên là các bên liên quan phải xem xét vụ việc ảnh hưởng tới cháu bé như thế nào. Trước hết, các bên phải chung tay giải quyết quyền lợi, động viên, chia sẻ cho bé.
Cháu Mai Tuấn T.T còn bé, cháu vẫn còn sợ sệt, sợ cô trù dập, bạn bè, mọi người không hiểu đúng lại chê bai.
Chính vì thế khi phụ huynh đấu tranh chống tiêu cực với nhà trường thì nhiều phụ huynh tìm cách chuyển trường cho con để bảo vệ con.
Ông Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, vấn đề bảo vệ trẻ trong trường hợp phụ huynh và nhà trường có tranh chấp xảy ra là vấn đề lớn nhưng chưa được quan tâm đúng mức.
Trong những vụ việc như vậy, cần thiết phải giúp cho trẻ hiểu được khi xảy ra những việc như thế các em được giúp đỡ, quan tâm, không bị đơn độc.
Những trường có phòng tâm lý học đường thì nhân viên tâm lý học đường sẽ trực tiếp trò chuyên, động viên, chia sẻ với trẻ.
Các giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm quan tâm, động viên đến các em. Còn nếu, cô giáo, nhà trường bỏ mặc thì các em rất bị tổn thương.
“Theo tôi, trong các vụ việc tranh chấp, tố cáo, đấu tranh giữa nhà trường và phụ huynh thì chắc chắn trẻ em bị tổn thương.
Người lớn phải cần quan tâm đến việc giúp đỡ trẻ tránh tổn thương từ dư luận xã hội, bạn bè, thầy cô” – Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.
Trong quy chế của nhà trường cần quan tâm, bảo vệ các em. Phải tôn trọng, giúp đỡ chứ không phải xua đuổi học sinh.
Người lớn phải xử lý chứ không phải lo chạy thành tích, vụ việc này là thiếu sót của người lớn chứ đừng vì thành tích mà bỏ quên số phận những đứa trẻ như vậy.