Người xưa nói: 'Nghèo khó thì chung thủy, giàu có dễ ngoại tình', vì sao lại thế?
Cổ nhân nói rằng, nghèo khó thường chung thủy, giàu có lại dễ ngoại tình, vì sao lại khẳng định như thế?
Ngoại tình là điều tồi tệ có thể giết chết hôn nhân nhanh chóng. Tuy nhiên, ngay từ xa xưa, ngoại tình đã là chuyện không hề hiếm. Hãy cũng đọc câu chuyện sau đây và chiêm nghiệm kỹ về lời dạy của người xưa nhé!
Câu chuyện ý nghĩa về chiếc bát úp
Trong chuyện cổ tích Hans Christian Andersen, có một câu chuyện ngắn được kể như sau:
Vào một đêm buồn bã, một cặp vợ chồng sống ở trong túp lều nhỏ nghèo xơ xác đã tâm sự với nhau. Họ cho rằng, việc của người giàu là tuân theo những điều răn dạy của Chúa, không nên phạm tội. Ai lại làm ra những việc Chúa không cho phép khi đã ăn no mặc ấm như thế chứ.
Nghe xong lời than thầm của họ, Đức Chúa Trời đã sai một thiên thần mang cặp vợ chồng này đến một ngôi nhà vô cùng lộng lẫy với khu vườn rộng lớn xinh đẹp. Bên trong có một lò sưởi ấm áp, một bàn ăn bằng bạc lấp lánh thể hiện rõ sự giàu sang vô cùng ấn tượng. Thiên thần nói với 2 người cứ ở lại đây, không cần phải lo lắng điều gì. Mọi thứ về nhu cầu vật chất như quần áo, thức ăn… sẽ được cung cấp đầy đủ.
Sau đó, thiên thần cũng nói về điều kiện và chỉ vào một chiếc bát vô cùng bình thường đang úp trên bàn, rằng: Tuyệt đối không được mở chiếc bát này, nếu không cả 2 vợ chồng sẽ bị đuổi ra ngoài và trở về cuộc sống cũ trong túp lều tranh rách nát. Hai vợ chồng nghe xong thì vô cùng mừng rỡ. Họ không thể nào tin rằng trên đời này lại có một chuyện may mắn đến thế xảy ra với mình. Họ nghĩ rằng, một khi đã có đồ ăn thức uống, được sống trong một ngôi nhà tiện nghi như thế thì chỉ có kẻ ngốc mới quan tâm đến cái bát úp ngược kia mà thôi.
Vì thế, hai vợ chồng ăn uống no say, ngày này tháng khác trôi qua trong vui vẻ, không hề để tâm đến cái bát úp kia. Tuy nhiên, cảm xúc hạnh phúc dù có tuyệt vời đến cỡ nào cũng trôi qua nhanh chóng và dần trở nên nhạt nhẽo. Cả 2 vợ chồng dù đã quen thuộc đến từng ngóc ngách của ngôi nhà, thế nhưng họ vẫn chưa một lần nào đụng đến chiếc bát úp ở trên bàn. Không giống như suy nghĩ ban đầu, họ bắt đầu tò mò về chiếc bát này, muốn đoán xem bên trong chính xác đang chứa thứ gì.
Cuối cùng cho đến một ngày, người chồng vì không chịu đựng được nữa và đã hét lên: “Tôi sẽ phát điên nếu không mở cái bát này ra xem. Thượng đế đã hào phóng ban cho chúng ta nhiều thứ như thế, chẳng lẽ còn luyến tiếc chiếc bát cũ rách này hay sao?”. Nói xong, người chồng quyết định mở cái bát ra, bên trong hoàn toàn trống rỗng và không có gì cả.
Ngay lập tức, thiên thần đã hiện ra và nói: “Các ngươi đã có đủ vinh hoa phú quý trên đời mà mình hằng ao ước nhưng vẫn không thể bỏ qua được một cái bát rỗng hết sức bình thường. Có thể thấy được rằng, tham lam không hề liên quan đến chuyện giàu hay nghèo. Vì thế, các ngươi hãy trở về cuộc sống nghèo khó như cũ để chuộc tội.
Tại sao nói “Nghèo khó thì chung thủy, giàu có sẽ ngoại tình”?
Thực tế, việc ngoại tình cũng giống như mở chiếc bát úp đó. Một khi con người chỉ mải mê kiếm miếng cơm manh áo, lo chuyện ăn uống, nhà cửa, phương tiện đi lại, họ sẽ không còn nghĩ đến chuyện ngoại tình nữa. Tuy nhiên, khi đã có được cuộc sống ổn định, sung túc, họ bắt đầu nghĩ đến những chuyện khác bên ngoài “cơm ăn áo mặc”. Thậm chí, với những người trải nghiệm chuyện ngoại tình, sau hành động sai trái đó, họ lại cho rằng “hóa ra ngoại tình cũng chỉ đến thế thôi”.
Sau khi ngoại tình, giống như lật chiếc bát úp kia lên, bạn chẳng những không nhận được gì mà còn đánh mất đi cuộc sống hạnh phúc của mình trong quá khứ, thậm chí còn mang đến vô số rắc rối. Nếu chẳng may bạn là người mở chiếc bát úp đó, bạn sẽ thất vọng và hối hận khi thấy bên trong trống rỗng. Bên cạnh đó, cái bạn mất đi chính là sự bình yên, an yên trong nội tâm của mình. Một khi đã ngoại tình, sẽ không thể nào quay trở lại được như cũ nữa.
Nếu như cảm thấy hối hận, điều duy nhất có thể làm là hãy yêu thương, đối xử với nhau thật tốt ở những năm tháng sau này, cho nhau những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Đó mới chính là sự chuộc tội lớn nhất. Đừng bao giờ bắt bạn đời của mình phải chịu hậu quả vì tội lỗi của mình, cũng không nên để một người vô tội phải chia sẻ tội lỗi mà bạn đã gây ra.
Nếu bạn là người vợ ở trong câu chuyện chiếc bát úp ở trên, bạn sẽ làm gì khi phát hiện ra hành vi của chồng? Nếu như bạn tha thứ, bạn sẽ trao quyền trừng phạt anh ta cho thượng đế, sau đó sống hết mình cùng trái tim nhân hậu và bao dung. Ngược lại, nếu bạn không tha thứ, cũng đừng dùng lỗi lầm của đối phương mà khiến bản thân tổn thương. Cũng đừng nghĩ đến những từ ngữ nặng nề như trả thù, bỏ rơi hay phản bội.
Nếu như đối phương cảm thấy tiếc nuối khi lỡ mở bát, chẳng may bạn tìm ra sự thật và từ bỏ anh ta, rất có thể bạn đã từ bỏ hạnh phúc của mình vốn có thể vớt vát được. Trong cuộc đời này, ông trời đã ban cho ta rất nhiều ân sủng, trong khi lễ nghĩa ở đời giống như việc cho ta có thể hưởng thụ mọi thứ ở trong bát. Chỉ cần nỗ lực, tự nhiên bạn sẽ có được tất cả.
Từ câu chuyện chiếc bát úp, bạn hãy học được cách kiềm chế bản thân, đừng quá tham lam, ham muốn danh lợi, tiền tài, tình duyên hoặc sắc dục. Khi nghèo khó, hãy nỗ lực yêu thương nhau, cùng nhau xây dựng nên hạnh phúc thực sự; đến khi giàu có sung túc, cũng đừng quay lưng đi hay tự phá bỏ những thứ từng dày công vun vén.