Nguy cơ 'dịch chồng dịch' sau mưa lũ

Mưa lũ lớn không chỉ gây ra những thiệt hại trực tiếp về tài sản, nhà cửa mà còn tạo ra một nguy cơ rất đáng lo ngại đó là sự bùng phát của nhiều dịch bệnh lây nhiễm cùng lúc.

Nhiều ca truyền nhiễm tăng cao

Trong những ngày cuối tháng 7, mưa lũ lớn đã ảnh hưởng đến nhiều khu vực của Hà Nội, đặc biệt là 7 xã thuộc 3 huyện Chương Mỹ, Quốc Oai và Mỹ Đức.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội thông tin trong tuần, CDC Hà Nội thực hiện giám sát công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại khác khu vực trên.

Các hộ gia đình ở những khu vực bị ngập lụt đã chủ động thực hiện vệ sinh môi trường thường xuyên, dọn dẹp đường làng ngõ xóm ngay sau khi nước rút. Rác thải cũng được thu gom và vận chuyển đi công cộng trong tuần qua.

Bên cạnh đó, các địa phương đã tổ chức 27 chiến dịch vệ sinh môi trường và kiểm tra phòng chống dịch tại 102.111 hộ gia đình và 777 khu vực khác như trường học, công cộng. Các dụng cụ chứa nước có bọ gậy cũng đã được xử lý triệt để, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Toàn thành phố ghi nhận 171 ca mắc sốt xuất huyết. Ngoài ra còn ghi nhận nhiều ca mắc bệnh tay chân miệng, bệnh ho gà, liên cầu lợn.

Toàn thành phố ghi nhận 171 ca mắc sốt xuất huyết. Ngoài ra còn ghi nhận nhiều ca mắc bệnh tay chân miệng, bệnh ho gà, liên cầu lợn.

Trong tuần tới, CDC Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các ca bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và cơ sở y tế. Điều tra và xử lý kịp thời các ổ dịch được ghi nhận, không để tình hình dịch bệnh bùng phát rộng.

Tính đến nay, toàn thành phố ghi nhận 171 ca mắc sốt xuất huyết, tập trung chủ yếu tại một số quận, huyện như Đan Phượng, Hà Đông, Thạch Thất và Phúc Thọ. Ngoài ra, thành phố cũng ghi nhận 8 ổ dịch sốt xuất huyết, giảm 2 ổ so với tuần trước.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, hiện nay ở Việt Nam chưa có vaccine cũng như chưa có thuốc đặc trị cho bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Ông cảnh báo, nếu người dân có dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục không giảm, đau đầu, đau mỏi người, cần phải đến cơ sở y tế thăm khám và xét nghiệm, không tự ý điều trị tại nhà.

Khi bị sốt, người bệnh chỉ nên uống Paracetamol để hạ sốt và làm dịu cơn đau, tuyệt đối không dùng Aspirin hoặc Ibuprofen vì có thể tăng nguy cơ xuất huyết.

"Dịch chồng dịch"

Ngoài sốt xuất huyết Dengue, BS. Lê Văn Thiệu - Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhận định với Người Đưa Tin, còn có hàng loạt mầm bệnh ẩn trong nước lụt bị ô nhiễm.

Nước lũ cuốn theo các loại rác thải gây nguy cơ về mất vệ sinh môi trường cũng như sức khỏe.

Theo chuyên gia này, xác động vật trong quá trình phân hủy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, rồi phát tán theo nguồn nước.

Nước lũ cuốn theo các loại rác thải gây nguy cơ về mất vệ sinh môi trường cũng như sức khỏe.

Nước lũ cuốn theo các loại rác thải gây nguy cơ về mất vệ sinh môi trường cũng như sức khỏe.

Bên cạnh đó các loại vi khuẩn, giun sán có trong chất thải động vật, cống ngầm cũng hòa vào nước lũ. Người dân tiếp xúc với nguồn nước này có thể bị lây nhiễm trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da.

"Ngoài ra, khi lũ xảy ra các điều kiện vệ sinh bị kém, việc cung cấp nước không có, nước sạch không có, môi trường bị bẩn, xác súc vật chết, cây cối, người dân không có chỗ phóng uế… Đặc biệt, thiếu ăn, đói, không vệ sinh cũng ảnh hưởng bệnh tật như mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy cấp.

Đau mắt đỏ cũng dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm", BS Thiệu chỉ rõ.

Để phòng nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan thành dịch, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa lũ.

Cùng với đó đưa ra hướng dẫn, sau mưa lũ, ngập lụt cần phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó.

Ngành Y tế sẽ giám sát, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn…

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, bất kỳ ai cũng có nguy cơ đối với bệnh nhiễm trùng lây qua đường ăn uống. Vì thế, để phòng ngừa những bệnh này, mỗi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống thật tốt.

Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cần thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn.

Sau mưa lũ, các địa phương cần nhanh chóng dọn vệ sinh môi trường, chôn lấp xác động vật, lau chùi nhà cửa bằng hóa chất tẩy rửa. Việc này có tác dụng lớn trong việc đề phòng ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm.

Ngoài Chloramin B, người dân có thể dùng phèn chua, vôi để xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn. Sau 30 phút, cặn lắng xuống đáy có thể gạn lấy nước trong dùng nhưng vẫn phải đun sôi mới uống được.

Kim Thoa

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nguy-co-dich-chong-dich-sau-mua-lu-204240809143258772.htm