Nguyên tắc ăn uống cho trẻ bị tay chân miệng

Con tôi vừa được chẩn đoán mắc tay chân miệng. Tôi nên cho bé ăn uống như thế nào để giảm đau họng, phát ban và nhanh hồi phục hơn?

Con tôi vừa được chẩn đoán mắc tay chân miệng. Tôi nên cho bé ăn uống như thế nào để giảm đau họng, phát ban và nhanh hồi phục hơn?

Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia của Vương quốc Anh (NHS)

Tay chân miệng là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Nó thường tự khỏi sau 7-10 ngày.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng có thể là đau họng, sốt cao, chán ăn. Sau vài ngày, miệng trẻ sẽ xuất hiện vết loét và phát ban, có thể gây đau đớn và khó khăn khi ăn hoặc uống.

Các ban nổi lên thường xuất hiện ở bàn tay và bàn chân, đôi khi ở cả đùi và mông. Những ban này có màu hồng, đỏ hoặc sẫm màu hơn vùng da xung quanh, tùy thuộc vào màu da của trẻ. Các ban sau đó phát triển thành mụn nước có màu xám hoặc nhạt hơn vùng da xung quanh và có thể gây đau.

Các triệu chứng thường giống nhau ở người lớn và trẻ em, nhưng có thể nặng hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Thuốc kháng sinh không có tác dụng với bệnh tay chân miệng.

Nhiều biện pháp khắc phục tại nhà có lợi để làm dịu vết loét cổ họng và vết phồng rộp đau đớn cho trẻ, bao gồm:

- Tăng cường chất lỏng để tránh mất nước, chẳng hạn sữa, nước lọc, nước ép táo hoặc kem que.

- Tránh đồ uống có tính axit, chẳng hạn nước ép trái cây, trái cây họ cam quýt và đồ uống có ga vì chúng có thể gây kích ứng miệng và vết loét ở cổ họng.

- Nếu trẻ dưới một tuổi, hãy cho trẻ bú nhiều sữa mẹ, sữa công thức hoặc cả hai.

- Ăn thức ăn mềm dễ nuốt như sữa chua.

- Tránh thức ăn cay nóng hoặc mặn.

- Uống paracetamol hoặc ibuprofen để giúp giảm đau miệng hoặc cổ họng.

- Đối với những trẻ có thể súc miệng mà không nuốt được, có thể pha nước muối ấm để súc họng 2-3 lần để giảm đau họng.

Độc giả Phùng Ngọc Ánh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nguyen-tac-an-uong-cho-tre-bi-tay-chan-mieng-post1382281.html