Nguyệt thực toàn phần đầu tiên của năm 2022 trên bầu trời thế giới

Vào đêm 15 và rạng sáng 16/5, nguyệt thực toàn phần đầu tiên của năm 2022 đã xuất hiện tại nhiều khu vực trên thế giới.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng nằm trên một đường thẳng, với Mặt trăng đi vào vùng bóng tối nhất của Trái đất. Khi đó, ánh trăng sẽ bị mờ đi và chuyển sang màu đỏ hoặc cam sẫm, do đó hiện tượng còn được gọi là “trăng máu”. Trong ảnh: Người dân xem nguyệt thực toàn phần từ đền thờ thần Poseidon - vị thần cai trị biển cả trong thần thoại Hy Lạp, ở Cape Sounion, cách Thủ đô Athens, Hy Lạp 60 km về phía Đông.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng nằm trên một đường thẳng, với Mặt trăng đi vào vùng bóng tối nhất của Trái đất. Khi đó, ánh trăng sẽ bị mờ đi và chuyển sang màu đỏ hoặc cam sẫm, do đó hiện tượng còn được gọi là “trăng máu”. Trong ảnh: Người dân xem nguyệt thực toàn phần từ đền thờ thần Poseidon - vị thần cai trị biển cả trong thần thoại Hy Lạp, ở Cape Sounion, cách Thủ đô Athens, Hy Lạp 60 km về phía Đông.

Trong sự kiện nguyệt thực toàn phần đầu tiên của năm 2022, Mặt trăng ở gần Trái đất nhất trên quỹ đạo hình elip của nó, khiến thiên thể trông lớn hơn bình thường và có biệt danh là “siêu trăng máu”. Trong ảnh: Khung cảnh nguyệt thực toàn phần nhìn từ Skopje, Bắc Macedonia.

Trong sự kiện nguyệt thực toàn phần đầu tiên của năm 2022, Mặt trăng ở gần Trái đất nhất trên quỹ đạo hình elip của nó, khiến thiên thể trông lớn hơn bình thường và có biệt danh là “siêu trăng máu”. Trong ảnh: Khung cảnh nguyệt thực toàn phần nhìn từ Skopje, Bắc Macedonia.

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xuất hiện vào đêm 15 và rạng sáng 16/5 có thể quan sát thấy ở phần lớn châu Mỹ, Nam Cực, châu Âu, châu Phi và đông Thái Bình Dương. Tại Bắc Mỹ, trăng tháng 5 còn được gọi là “Trăng hoa” (Flower Moon) do đây là tháng cao điểm của mùa xuân, hoa cỏ bắt đầu nở rộ khắp nơi. Trong ảnh: Khung cảnh nguyệt thực toàn phần nhìn từ một nhà thờ ở TP Los Angeles, California.

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xuất hiện vào đêm 15 và rạng sáng 16/5 có thể quan sát thấy ở phần lớn châu Mỹ, Nam Cực, châu Âu, châu Phi và đông Thái Bình Dương. Tại Bắc Mỹ, trăng tháng 5 còn được gọi là “Trăng hoa” (Flower Moon) do đây là tháng cao điểm của mùa xuân, hoa cỏ bắt đầu nở rộ khắp nơi. Trong ảnh: Khung cảnh nguyệt thực toàn phần nhìn từ một nhà thờ ở TP Los Angeles, California.

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), năm 2022 chỉ xảy ra 2 lần nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm nay sẽ diễn ra vào ngày 8/11 và có thể nhìn thấy từ châu Á, châu Đại Dương, Bắc Mỹ, một phần Đông Âu, Bắc Âu, Bắc Cực và hầu hết Nam Cực. Sau sự kiện này, phải chờ đến 3/2025 thế giới mới có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần lần nữa. Trong ảnh: Mặt trăng trên kính viễn vọng vô tuyến P-2500 (RT-70) ở thời điểm diễn ra nguyệt thực toàn phần tại làng Molochnoye, Crimea.

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), năm 2022 chỉ xảy ra 2 lần nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm nay sẽ diễn ra vào ngày 8/11 và có thể nhìn thấy từ châu Á, châu Đại Dương, Bắc Mỹ, một phần Đông Âu, Bắc Âu, Bắc Cực và hầu hết Nam Cực. Sau sự kiện này, phải chờ đến 3/2025 thế giới mới có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần lần nữa. Trong ảnh: Mặt trăng trên kính viễn vọng vô tuyến P-2500 (RT-70) ở thời điểm diễn ra nguyệt thực toàn phần tại làng Molochnoye, Crimea.

Hình ảnh Mặt trăng được nhìn thấy ở Aguimes, trên đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha trước thời điểm xảy ra nguyệt thực toàn phần.

Hình ảnh Mặt trăng được nhìn thấy ở Aguimes, trên đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha trước thời điểm xảy ra nguyệt thực toàn phần.

Mặt Trăng “núp” phía sau ngọn hải đăng Arinaga, trên đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha trước thời điểm xảy ra nguyệt thực toàn phần.

Mặt Trăng “núp” phía sau ngọn hải đăng Arinaga, trên đảo Gran Canaria, Tây Ban Nha trước thời điểm xảy ra nguyệt thực toàn phần.

Khung cảnh nguyệt thực toàn phần nhìn từ Tinum, Mexico.

Khung cảnh nguyệt thực toàn phần nhìn từ Tinum, Mexico.

Các diễn biến của Mặt trăng khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Ảnh chụp từ Thủ đô Mexico City.

Các diễn biến của Mặt trăng khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Ảnh chụp từ Thủ đô Mexico City.

Mặt trăng “treo” trên tòa tháp của Trung tâm Thương mại Một Thế giới ở TP New York, Mỹ ở thời điểm diễn ra nguyệt thực toàn phần.

Mặt trăng “treo” trên tòa tháp của Trung tâm Thương mại Một Thế giới ở TP New York, Mỹ ở thời điểm diễn ra nguyệt thực toàn phần.

Khung cảnh nguyệt thực toàn phần nhìn từ Skopje, Bắc Macedonia.

Khung cảnh nguyệt thực toàn phần nhìn từ Skopje, Bắc Macedonia.

Phương Đặng

(Ảnh: Reuters)

Nguồn Hà Tĩnh: https://baohatinh.vn/khoa-hoc/nguyet-thuc-toan-phan-dau-tien-cua-nam-2022-tren-bau-troi-the-gioi/231795.htm