Nhà Công tử Bạc Liêu - Dấu ấn một thời vàng son

Nhắc đến miền Tây Nam Bộ, ai cũng từng nghe qua 'Công tử Bạc Liêu' - Trần Trinh Huy (hay cậu Ba Huy, con ông Hội đồng Trần Trinh Trạch) người nổi tiếng vì sự giàu có và phong cách sống hào hoa, phóng khoáng trong những năm nửa đầu thế kỷ 20. Ngôi nhà của ông tọa lạc tại trung tâm TP Bạc Liêu, đây là nơi lưu giữ những kỷ niệm về ông và gắn liền nhiều giai thoại truyền đời về cuộc sống của vị thiếu gia giàu bậc nhất Nam kỳ lục tỉnh.

Nhà Công tử Bạc Liêu được xây dựng từ năm 1917-1919, do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế, gồm 2 tầng và 1 sân thượng. Ngôi nhà gây ấn tượng mạnh bởi phong cách kiến trúc Pháp sang trọng, tinh tế, mang đến cảm giác vừa quý phái vừa cổ điển.

Nhà Công tử Bạc Liêu được xây dựng từ năm 1917-1919, do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế, gồm 2 tầng và 1 sân thượng. Ngôi nhà gây ấn tượng mạnh bởi phong cách kiến trúc Pháp sang trọng, tinh tế, mang đến cảm giác vừa quý phái vừa cổ điển.

Trưng bày trước nhà là chiếc xe hiệu Citroen của Pháp, nó luôn đồng hành cùng Công tử Bạc Liêu khắp các tỉnh, thành. Theo thời gian, chiếc xe không còn như bản gốc nhưng vẫn giữ được nét cổ xưa.

Trưng bày trước nhà là chiếc xe hiệu Citroen của Pháp, nó luôn đồng hành cùng Công tử Bạc Liêu khắp các tỉnh, thành. Theo thời gian, chiếc xe không còn như bản gốc nhưng vẫn giữ được nét cổ xưa.

Gian thờ của gia đình, hai bức tượng đen trên bàn thờ là cha mẹ Công tử Bạc Liêu: ông Trần Trinh Trạch (1872-1942) và bà Phan Thị Muồi (1873-1947). Ðối diện là di ảnh của ông cùng các người vợ và con ông (ngoài cùng bên phải).

Gian thờ của gia đình, hai bức tượng đen trên bàn thờ là cha mẹ Công tử Bạc Liêu: ông Trần Trinh Trạch (1872-1942) và bà Phan Thị Muồi (1873-1947). Ðối diện là di ảnh của ông cùng các người vợ và con ông (ngoài cùng bên phải).

Cầu thang được làm bằng đá cẩm thạch, chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn 9 bậc, tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Cầu thang gỗ dẫn lên sân thượng là nơi cha của Công tử Bạc Liêu dùng để phơi tiền.

Cầu thang được làm bằng đá cẩm thạch, chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn 9 bậc, tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Cầu thang gỗ dẫn lên sân thượng là nơi cha của Công tử Bạc Liêu dùng để phơi tiền.

Các vật dụng như tủ, giường, bàn ghế được các nghệ nhân chế tác tỉ mỉ từ gỗ quý, như sưa đỏ, lim, trắc, giáng hương kết hợp với cẩn xà cừ tinh xảo, làm tăng giá trị theo thời gian.

Các vật dụng như tủ, giường, bàn ghế được các nghệ nhân chế tác tỉ mỉ từ gỗ quý, như sưa đỏ, lim, trắc, giáng hương kết hợp với cẩn xà cừ tinh xảo, làm tăng giá trị theo thời gian.

Hoài Nam thực hiện

Nguồn Cà Mau: https://baocamau.vn/nha-cong-tu-bac-lieu-dau-an-mot-thoi-vang-son-a36081.html