Nhà đầu tư hạn chế bán giá thấp, VN-Index giữ được mốc 1.080 điểm
Sau bốn phiên liên tiếp hồi phục, thị trường đã có nhịp điều chỉnh không quá bất ngờ, nhưng điểm tích cực là tâm lý nhà đầu vẫn khá vững và ngưỡng hỗ trợ quanh 1.080 điểm được bảo toàn.
Sau phiên sáng giao dịch khá ảm đạm và xu hướng chung trong tâm lý nhà đầu tư là thận trọng, thị trường bước vào phiên chiều không có nhiều biến chuyển, khi VN-Index gần như chỉ xoay nhẹ quanh 1.080 điểm và dù có thời điểm để mất mốc này khi lực bán gia tăng, nhưng việc tiết cung giá thấp cũng đã giúp chỉ số đóng cửa giữ được ngưỡng hỗ trợ này.
Chốt phiên, sàn HOSE có 138 mã tăng và 378 mã giảm, VN-Index giảm 9,37 điểm (-0,86%), xuống 1.080,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 634,5 triệu đơn vị, giá trị 12.599,2 tỷ đồng, giảm hơn 8% về khối lượng và 10% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 98,6 triệu đơn vị, giá trị 2.022 tỷ đồng,
Nhóm cổ phiếu VN30 chịu áp lực lớn hơn cuối phiên sáng khi một số nới đà đi xuống, với SSB là mã giảm mạnh nhất, mất 3,6% xuống 24.400 đồng, VRE -3,5% xuống 23.150 đồng, MSN -3,1% xuống 62.000 đồng, VHM -2,4% xuống 40.000 đồng, SSI -2,4% xuống 28.350 đồng, BCM -2% xuống 58.200 đồng.
Các cổ phiếu VJC và nhóm ngân hàng VIB, TCB, VCB, SHB, HDB, STB chỉ giảm từ 1,1% đến 1,7%.
Chỉ còn hai cổ phiếu nhích lên là HPG và MWG, nhưng mức tăng khiêm tốn 0,4% và 0,2%, cùng BID và CTG về được tham chiếu. Trong đó, HPG thanh khoản tốt nhất nhóm với hơn 19,8 triệu đơn vị khớp lệnh, SSI khớp 18,3 triệu đơn vị, SHB khớp 13,5 triệu đơn vị…
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, dòng tiền túc tắc mua thăm dò với nhóm dầu khí phiên này hoạt động tốt với PVD, PSH, CNG, PGC tăng từ 1,7% đến 3,5%.
Cổ phiếu đáng chú ý nhất là CTD, khi biến động khá mạnh trong phiên, với việc mở cửa giảm điểm, sau đó được kéo lên giá trần và kết phiên hạ nhiệt +4,1% lên 61.100 đồng, khớp lệnh hơn 3,65 triệu đơn vị. Dù vậy, đây cũng là một trong số ít các cổ phiếu thanh khoản tốt và còn tăng khá trên sàn HOSE.
Các mã khác đáng kể như BIC +3,9% lên 25.600 đồng, PC1 +3,8% lên 27.650 đồng, MSH +3,1% lên 37.000 đồng, TCD +2,6% lên 6.800 đồng, BMP +2,4% lên 91.000 đồng…
Trái lại, dù lực cung giá thấp được tiết giảm trên diện rộng nhưng sức ép vẫn gia tăng tại một số cổ phiếu như SJF, khi giảm sàn -6,7% xuống 1.940 đồng, khớp hơn 0,36 triệu đơn vị và còn dư bán sàn hơn 1,23 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu khác cũng nới đà giảm còn có MSB -3% xuống 12.900 đồng, RDP -3% xuống 9.400 đồng, HTN -2,9% xuống 15.150 đồng, NHA -2,8% xuống 15.500 đồng, QCG -2,8% xuống 10.350 đồng…
Trong khi đó, các cổ phiếu thanh khoản cao nhất sàn, thuộc các nhóm bất động sản, xây dựng, công ty chứng khoán cũng đều chìm trong sắc đỏ, với VCI, VCG, GEX, CII, DXG, DIG, NVL, VND và VIX, giảm trên dưới 2%, khớp từ 7,53 triệu đến hơn 29,5 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng đuối sức dần, về tham chiếu ngay khi giao dịch trở lại và giằng co nhẹ trước khi có nhịp giảm dứt khoát vào cuối phiên.
Đóng cửa, sàn HNX có 65 mã tăng và 103 mã giảm, HNX-Index giảm 1,3 điểm (-0,59%), xuống 219,29 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 88,8 triệu đơn vị, giá trị 1.601 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 9,2 triệu đơn vị, giá trị 162,8 tỷ đồng.
Ba cổ phiếu VC7, PVB và TTH đứng vững ở mức giá trần, với TTH khớp được 1,37 triệu đơn vị, PVB khớp 0,9 triệu đơn vị.
Tăng đáng kể khác chỉ còn PVC +6,6% lên 14.600 đồng, CVN +6,3% lên 3.400 đồng, HDA +4,2% lên 5.000 đồng, còn PVS chỉ còn nhích nhẹ 1,7% lên 35.600 đồng, khớp 0,51 triệu đến hơn 5,4 triệu đơn vị.
Phần còn lại ở nhóm các cổ phiếu thanh khoản cao đều giảm, với CMS giảm 9,2% xuống 20.800 đồng, MST mất hơn 4%, HUT giảm 3,7%, còn TNG, IDC, DTD, IDJ, VGS, CEO và SHS chỉ mất điểm nhẹ, trong đó, SHS khớp lệnh cao nhất thị trường khi có gần 33 triệu đơn vị.
Trên UpCoM, lực bán cũng mạnh hơn khiến UpCoM-Index nới rộng đà giảm, trước khi có nhịp thu hẹp đà đi xuống ở nửa sau của phiên.
Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,44 điểm (-0,52%), xuống 84,61 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 30,3 triệu đơn vị, giá trị 465,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 13,6 triệu đơn vị, giá trị 174 tỷ đồng.
Bảng điện tử khá yếu với nhiều mã giảm, nhưng đa phần chỉ giảm nhẹ, ngoại trừ HHG mất 10%, trong khi đó, AAS, ABB, C4G, QNS, VAB về tham chiếu.
Cổ phiếu BSR nhích nhẹ 0,54% lên 18.600 đồng và vẫn là mã hút giao dịch nhất, khớp hơn 8,8 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm, mất từ hơn 5 điểm đến gần 11 điểm. Trong đó, VN30F2311 giảm 10,6 điểm, tương đương -0,96% xuống 1.095,4 điểm, khớp lệnh hơn 225.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 58.600 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, hai mã CHPG2325 và CHPG2324 vượt trội về khối lượng giao dịch khi có 4,88 triệu và 4,28 triệu đơn vị khớp lệnh, với CHPG2325 đứng tham chiếu tại 360 đồng/cq, còn CHPG2324 tăng 7,7% lên 420 đồng/cq.