Theo tờ Sina của Trung QuócUkraine đã trang bị cho phiên bản tấn công mặt đất của tên lửa Neptune một thiết bị tìm kiếm mục tiêu mới. Ukraine cho biết, phiên bản tấn công mặt đất của Neptune đã thành công trong trận chiến đầu tiên và phá hủy một dàn tên lửa phòng không S-400 ở Crimea mới đây.
Câu hỏi đặt ra là hiện tại toàn bộ lãnh thổ Ukraine đều nằm trong tầm bắn của tên lửa hành trình Nga, vậy nhà máy sản xuất tên lửa chống hạm Neptune của có thể tồn tại được bao lâu? Thứ hai là tên lửa Neptunes tấn công mặt đất có thể dùng để tấn công Moscow, nhưng Ukraine có thể có bao nhiêu Neptunes?
Là nước cộng hòa lớn thứ hai của Liên Xô, Ukraine có năng lực nghiên cứu và phát triển vũ khí rất mạnh. Dưới thời Liên Xô, Ukraine có thể sản xuất tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Nhưng giờ đây, nền công nghiệp quốc phòng của Ukraine đã “nát như tương”, nên họ phải dựa vào sự giúp đỡ của các quốc gia phương Tây để phát triển mẫu tên lửa mới.
Các thông tin liên quan từ chiến trường Ukraine cho biết, tên lửa hành trình chống hạm Neptune, phiên bản tấn công mặt đất sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính kết hợp với GPS và pha cuối dẫn đường bằng hình ảnh hồng ngoại; tầm bắn tối đa 400 km và trọng tải khoảng 350 kg, đây là tên lửa tầm xa nhất được sản xuất tại Ukraine hiện nay.
Loại tên lửa tấn công mặt đất tầm xa Neptune được Ukraine phát triển, đã giảm trọng lượng của đầu đạn để tăng tầm bắn, từ đó có thể sử dụng để tấn công vào tận thủ đô Moscow. Việc hy sinh sức công phá để tăng tầm bắn cũng là xu hướng mở rộng tầm bắn của tên lửa, được sử dụng trên toàn cầu.
Câu hỏi đặt ra là tên lửa Neptune có thể bị đánh chặn và Ukraine có bao nhiêu tên lửa Neptune? Trước hết, việc phát hiện các vật thể bay thấp, chậm và nhỏ đang là vấn đề hết sức khó khăn đối với các quốc gia trên toàn thế giới. Các vật thể bay thấp, chậm và nhỏ có đặc điểm rất giống chim và dễ bị radar bỏ qua.
Ngoài ra, việc xác định vật thể bay nhỏ, có tốc độ thấp là cực kỳ khó khăn. Vì vậy, việc phát hiện những vật thể bay chậm và nhỏ này, khiến các quốc gia “đau đầu”; thậm chí có quốc gia đã đầu tư hệ thống phòng không lớn như Arab Saudi, cũng đành bất lực trước cuộc tấn công bằng UAV tự sát và tên lửa hành trình.
Nhưng tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm thì khác những đàn chim, tốc độ bay của tên lửa hiện đại không thể thấp hơn 500 km/h; trong khi tốc độ của tên lửa chống hạm Neptune là khoảng 900 km/h. Rõ ràng, các sinh vật như chim không thể bay nhanh như tên lửa và máy bay dân sự không thể bay thấp như vậy.
Vì vậy, các vật thể bay tới đất liền Nga ở độ cao thấp, tốc độ cao là những vật thể nghi vấn, bất kể là máy bay hay tên lửa thì sẽ phải bắn hạ. Các hệ thống phòng không tầm ngắn của Nga như Pantsir-S, Tors và Buks triển khai trên lãnh thổ Nga, cuối cùng họ cũng gặp được “đối tác chuyên nghiệp” và không bị coi là “làm cảnh” nữa.
Còn về hiệu suất của tên lửa chống hạm Neptune? Nga cho rằng tên lửa Neptune của Ukraine và Kh-35 của Nga đều có cùng một mẹ sinh ra và Nga vẫn có nhiều kinh nghiệm trong cách đánh chặn tên lửa Neptune. Việc đánh chặn tên lửa Neptune tấn công trên bộ cũng không phải là khó khăn lắm.
Tờ Drive của Mỹ cho biết, chưa kể có bao nhiêu tên lửa Neptune ở Ukraine? Khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, tên lửa chống hạm Neptune đã lâu không được đưa vào sử dung và số lượng sản xuất rất ít.
Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine luôn là mục tiêu tấn công tên lửa hàng đầu của Nga và việc sản xuất tên lửa chống hạm Neptune cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Liệu Ukraine có còn sản xuất được Neptune ở giai đoạn này hay không đã là một câu hỏi lớn (Lắp ráp không được tính).
Ngay cả khi Tổng thống Zelensky tuyên bố rằng, Ukraine có kế hoạch tăng năng lực sản xuất tên lửa chống hạm Neptune. Nhưng việc Nga thường xuyên tấn công Ukraine, vậy họ có thể sản xuất bao nhiêu tên lửa Neptune trong hoàn cảnh như vậy? Có khả năng hầu hết số tên lửa Neptune tấn công mặt đất đều được lắp ráp bán thành phẩm, hay là thay thế bằng tên lửa chống hạm?
Sở dĩ Nga có thể tăng cường năng lực sản xuất các loại vũ khí trong điều kiện chiến tranh, là do phần lớn lãnh thổ Nga đang trong tình trạng hòa bình, không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến cộng với những đơn hàng khổng lồ. Do vậy, năng lực sản xuất tăng vọt cũng là điều bình thường.
Còn Ukraine thì sao? Tên lửa và UAV tự sát của Nga sẽ khiến còi báo động phòng không vang lên khắp Ukraine mọi lúc, mọi nơi. Hệ thống công nghiệp quốc phòng của Ukraine luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong các cuộc tấn công tên lửa của Nga. Vậy xưởng sản xuất, xưởng lắp ráp tên lửa Neptune cụ thể đang ở đâu và liệu có là mục tiêu tìm kiếm của tình báo Nga?
Tất cả những gì Ukraine có thể làm là họ có thể lắp ráp càng nhiều tên lửa Neptune càng tốt, trước khi nhà máy lắp ráp bị lộ. Nhưng liệu có phương án xây dựng nhà máy lắp ráp tên lửa chống hạm Neptune ở ngoài lãnh thổ Ukraine? Nên nhớ, nhiều quốc gia đã “vượt lằn ranh đỏ”, cung cấp tên lửa tấn công tầm xa và máy bay chiến đấu cho Ukraine mà không còn “sợ Nga”.
Tiến Minh (theo Drive, Sina, Reuters)