Nhan sắc vẹn toàn, thôn nữ hái chè một bước 'hớp hồn' Chúa Trịnh trở thành mẫu nghi thiên hạ
Dù xuất thân hèn mọn nhưng nhờ có dung nhan đẹp nghiêng nước nghiêng thành cộng với lối làm đẹp truyền kì, nàng đã thu phục được chúa Trịnh Sâm.
Trong các trang sử huy hoàng của thế giới nói chung và các quốc gia châu Á phong kiến nói riêng, không hiếm có những trường hợp một bước lên 9 tầng mây của các mỹ nhân "đổi đời" nhờ nhan sắc hương hoa và biết nắm thời cơ, xuất hiện đúng thời điểm. Vị phi tần trong Hoàng cung của sử Việt thời Lê Trung Hưng dưới đây là một ví dụ.
Do thời gian và chiến tranh nên quá khứ về Tuyên phi Đặng Thị Huệ tính đến nay vẫn còn là 1 bí ẩn. Tuy năm sinh và năm mất của nàng vẫn chỉ là con số áng chừng nhưng may thay nơi sinh lại được ghi chú rõ ở làng Trà Hương, huyện Phù Đổng, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Gia Lâm), trong một gia đình nghèo khó làm nghề hái chè kiếm sống qua ngày.
Tuy nhiên, may mắn là được trời phú cho nhan sắc xinh đẹp bội phần nên nàng nhanh chóng tìm cách nhập cung để nuôi hy vọng đổi đời. Ban đầu, khi mới vào cung, nàng chỉ là một tì nữ chuyên hầu hạ phục dịch trong Hậu đình. Ngày qua ngày cam chịu phận hầu hạ cơ cực, cuối cùng cũng đến lúc ông trời ban cho nàng một thời cơ hiếm có.
Trong một lần có cơ hội bưng trà cho chúa Trịnh Sâm, Đặng Thị Huệ tỏa ra khí chất xinh đẹp hiếm có với làn da nuột nà, mái tóc đen tuyền, đôi mắt long lanh, hai chiếc chân mày lá liễu mỏng manh quyến rũ. Để ý thấy điều này, Chúa Trịnh Sâm liền liêu xiêu hồn phách, cứ nôn nao khó tả. Và thế là, ông bắt đầu lao vào mối tư thông với nàng tì nữ xinh đẹp này.
Chẳng bao lâu sau, Chúa Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ công khai đến với nhau. Ông càng ngày càng sa đà vào mỹ nữ này mà không màng đến việc triều chính. Sử liệu chép lại, để chiều lòng mỹ nhân, Chúa Trịnh Sâm đã vơ vét bao nhiêu ngân khố, của cải của triều đình. Điển hình là 10 xe ngọc đổi lấy 1 chai nước hoa hay sai người lấy gấm lụa trong kho làm đèn lồng để đổi lấy tiếng cười của Đặng Thị Huệ.
Ở thời kì cổ đại, khi công nghệ làm đẹp chưa phát triển nhưng Đặng Thị Huệ cũng đã biết cách sắm sửa cho mình bao nhiêu vốn liếng để làm đẹp. So bì với vô số cung tần mỹ nữ trong cung, Đặng Thị Huệ lúc nào cũng phải lộng lẫy nhất.
Trang điểm mắt, kẻ mày bằng bông điên điển
Nguyên liệu để làm bột phấn tô lông mày được làm từ gỗ cây điên điển. Người ta đốt cây rồi thổi thật nhẹ để lấy bụi tro mịn, sau đó khéo léo dùng đầu ngón tay để tô dặm lên bầu mắt tạo chiều sâu cho đôi mắt. Còn về hàng chân mày thì cây chì mày được tạo thành bằng cách phơi khô cây điên điển, giã dập rồi cắt xéo vạt để làm cọ lông.
Dùng phấn từ cao lanh
Cao lanh (kaolin) là thành phần chính, quan trọng nhất trong các sản phẩm của Phấn Nụ Hoàng Cung - sản phẩm này vẫn được lưu truyền tới tận bây giờ. Cao lanh hảo hạng kết hợp cùng các loại thảo dược quý là bí quyết để các hoàng hậu, phi tần xưa kia dù bước sang tuổi xế chiều vẫn giữ được làn da trắng mịn, không một vết tàn nhang, đồi mồi.
Son môi từ sáp ong
Thời xưa phụ nữ không có khái niệm làm đẹp với son môi mà chủ yếu thoa để giữ cho môi khỏi nứt nẻ. Nguyên liệu chính được sử dụng là sáp ong ruồi loại tốt nhất, đem nấu chảy rồi trộn thêm dầu, lọc vài lần qua các lớp da. Sau đó trộn cùng với những cánh hoa yêu thích cho ra màu như hồng cánh sen, hổ hoàng. Loại son này chủ yếu dùng cho các cung tần, mỹ nữ để môi hồng tự nhiên và mềm mịn hơn.
Nhuộm đen tóc bằng bồ kết
Đặng Thị Huệ thường lấy bồ kết tươi nướng bằng than cho nóng đều, sau đó cho vào nước ấm vò nát rồi dùng gội đầu. Cách này bạn dùng 3 lần/ tuần, chỉ sau 3 -4 tuần mái tóc sẽ đen bóng, mượt mà tự nhiên. Với cách này, chẳng những giúp lấy lại màu đen của tóc mà còn làm cho tóc mượt mà, suôn bóng và chắc khỏe hơn. Đồng thời có mùi thơm rất dễ chịu.