Nhiều biến động trong phương án tuyển sinh đại học trong năm 2025
Các trường TOP đầu có xu hướng nói không với tuyển sinh dựa vào điểm tổng kết học bạ nhưng lại dành chỉ tiêu nhiều cho tuyển sinh bằng điểm kỳ thi riêng hoặc tuyển sinh kết hợp có sử dụng chứng chỉ quốc tế.
Hiện nay, nhiều trường đại học đã công bố dự kiến phương án tuyển sinh năm 2025. Đáng chú ý, những trường danh tiếng có xu hướng rút gọn các phương thức tuyển sinh, đề cao tuyển sinh theo kỳ thi riêng hoặc dành ưu tiên cho tuyển sinh dựa vào kết quả điểm thi tốt nghiệp.
Cụ thể, các trường đại học lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục mở rộng quy mô các kỳ thi riêng.
Một số trườn tăng chỉ tiêu xét tuyển từ các kỳ thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy. Riêng Đại học Bách khoa Hà Nội đã dành 40% chỉ tiêu cho kỳ thi đánh giá tư duy.
Trong khi đó, nhiều trường thu hẹp vai trò của điểm thi tốt nghiệp THPT. Đại học Kinh tế Quốc dân giảm từ 18% (2024) xuống 15% (2025) dựa vào xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp.
Trong khi, Đại học Bách khoa Hà Nội giảm từ 50% xuống 40%. Trong khi Đại học Quốc gia Hà Nội là có khuynh hướng ưu tiên cho tuyển sinh dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.
Một điểm đáng chú ý, nhiều trường tinh gọn tổ hợp xét tuyển. Đơn cử như Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ sử dụng 4 tổ hợp chính (A00, A01, D01, D07) thay vì 9 tổ hợp như trước.
Trong khi, Đại học Bách khoa Hà Nội bổ sung tổ hợp K01 (Toán, Ngữ văn, Lý/Hóa/Sinh/Tin).
Các trường ngày càng ưu tiên phương thức xét tuyển kết hợp, ví dụ: Kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL). Kết hợp điểm thi đánh giá năng lực với học bạ hoặc thành tích học tập.
Các trường tăng cường xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đối với học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Các chứng chỉ quốc tế uy tín (SAT, ACT, AP).
Một điểm đáng lưu ý, các trường đã dừng tuyển sinh bằng điểm tổng kết học bạ. Đơn cử như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Thực tế cho thấy, hiện nay phương án tuyển sinh vẫn do các trường tự đề xuất. Nhưng xu hướng tới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ siết phương án tuyển sinh nhằm tạo sự công bằng trong tuyển sinh cũng như tạo thuận lợi hơn cho phụ huynh, học sinh.
Tránh việc học sinh phải tham gia quá nhiều kỳ thi tuyển sinh gây tốn kém tiền bạc, thời gian và công sức của học sinh, phụ huynh và xã hội.