Nhiều nước ưu tiên phát triển điện mặt trời

Trong bối cảnh thế giới đang đau đầu với cuộc khủng hoảng năng lượng và các cam kết chống biến đổi khí hậu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, điện mặt trời ngày càng được các nước ưu tiên phát triển.

Năng lượng xanh - sạch mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn.

Năng lượng xanh - sạch mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cảnh sắc khiến ta lạc lối của một Nhà máy Điện mặt trời phía Nam.

Cảnh sắc khiến ta lạc lối của một Nhà máy Điện mặt trời phía Nam.

Nếu như năm 2004 cần mất đến 1 năm mới lắp đặt được 1 gigawatt giờ điện mặt trời (1 gigawatt bằng 1 tỉ watt), đến năm 2010 mất 1 tháng và đến năm 2016 thì chỉ mất 1 tuần.

Năm 2023 có những ngày thế giới tăng thêm 1 gigawatt mỗi ngày đã cho thấy mức độ đầu tư cho điện mặt trời không hề suy giảm; năm nay dự kiến đạt mốc 500 tỉ đô la cho năng lượng tái tạo.

Theo Hiệp hội Năng lượng Mặt trời Quốc tế, điện mặt trời có khả năng sẽ đạt sản lượng bằng mọi nhà máy điện hạt nhân của thế giới vào năm 2026, nhiều hơn thủy điện vào năm 2028, nhiều hơn nhà máy điện chạy khí đốt vào năm 2030 và hơn cả nhiệt điện đốt than vào năm 2032.

Trung Quốc hiện được xem là quốc gia có khả năng sản xuất điện mặt trời lớn nhất trên thế giới khi đã lắp đặt hơn 100 GW công suất, tương đương với lượng điện được sản xuất từ 75 nhà máy năng lượng hạt nhân. Năm 2022, họ bổ sung hơn 51 GW điện mặt trời quy mô nhỏ, với khoảng 40% tổng công suất đến từ các mái nhà và sân vườn

Năm 2023, toàn bộ các tấm pin điện mặt trời đã sản sinh lượng điện chừng 1.600 terawatt giờ, chiếm 6% lượng điện phát ra trên khắp thế giới.

Điện mặt trời ngày càng quan trọng.

Điện mặt trời ngày càng quan trọng.

Nhiều số liệu được dẫn chứng để nói lên một điều hiển nhiên: điện mặt trời ngày càng quan trọng và sẽ là nguồn năng lượng chính yếu của loài người trong những năm tới. Con đường phát triển điện mặt trời trên bình diện toàn thế giới là đã rõ.

Năng lượng tái tạo - kho báu xanh của nhân loại

Không như thủy điện, nhiệt điện tác động tiêu cực đến môi trường, thay đổi sinh tháI, điện mặt trời là tài nguyên tái tạo, rất ít ảnh hưởng môi trường. Vì vậy, các Tổ chức Bảo vệ môi trường - chống biến đổi khí hậu, các quốc gia tiên tiến khuyến khích phát triển loại hình năng lượng sạch, về lâu dài sẽ mang đến những lợi rất to cho toàn xã hội.

Điện sạch giữa không gian xanh.

Điện sạch giữa không gian xanh.

Như vậy, điện mặt trời đã và đang trở thành một phần quan trọng trong hệ thống năng lượng toàn cầu, đóng góp tích cực vào việc giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.

Không quá để có thể nói rằng, mức tăng trưởng cấp số nhân của điện mặt trời dự báo khả năng sẽ thay đổi thế giới khi một tương lai dồi dào năng lượng sạch là nằm trong tầm tay.

Thế nhưng cho đến nay, dư luận trong nước đang thắc mắc không biết tại sao Bộ Công Thương, EVN luôn có thái độ dè chừng với điện mặt trời. Các thông tin bất nhất từ bộ này tạo cảm giác như muốn hạn chế sự phát triển của năng lượng sạch như “điện mặt trời mái nhà lắp tại hộ gia đình, cơ quan công sở đẻ tự dùng nếu như thừa và nối lưới quốc gia sẽ được bán 0 đồng”…

Sự không ổn định của điện mặt trời, phụ thuộc vào thời tiết, dư thừa ban ngày, thiếu hụt ban đêm. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề các nước trên thế giới gặp phải. Từ lâu, họ đã và đang triển khai nhiều biện pháp khắc phục như cải tạo mạng lưới truyền tải, đưa điện đến vùng đang thiếu, nhất là xây dựng các hệ thống lưu trữ, khuyến khích sử dụng điện lúc dư thừa vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh mới.

Khai mở kho báu xanh của nhân loại không còn đóng khung trong việc bảo đảm an ninh năng lượng mà hơn thế nữa còn là tầm nhìn, tư duy lãnh đạo trước sự thay đổi nhanh và mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ở kỷ nguyên mới.

Ngọc Huy

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/khoa-hoc-quan-su/nhieu-nuoc-uu-tien-phat-trien-dien-mat-troi-i737712/