Nhiều tuyến đường Hà Nội bị ngập, người dân đi lại chật vật

Sáng 10-9, trước diễn biến bất thường của ảnh hưởng bão số 3, mực nước sông Hồng, sông Đuống, sông Đà… lên cao, Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các lực lượng ứng phó, giúp dân di dời tại những vùng trũng, thực hiện lệnh cấm và hạn chế phương tiện qua một số cây cầu…

Ghi nhận, trận mưa từ chiều và đêm qua và rạng sáng nay, 10-9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, đã gây ngập lụt trên một số tuyến phố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lưu thông của người và các phương tiện. Đặc biệt vào khung giờ từ 6h30 đến 8h, trẻ em đến trường, người lớn đến công sở.

Khu vực quận Nam Từ Liêm nối với quận Hà Đông. Ảnh: Chu Dũng

Khu vực quận Nam Từ Liêm nối với quận Hà Đông. Ảnh: Chu Dũng

Hiện tại, trong công văn ngày 10-9 về cảnh báo ngập lụt khu vực nội thành Hà Nội, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã công bố danh sách các tuyến đường có nguy cơ ngập lụt. Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tập trung bố trí cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên các tuyến phố này.

Phòng Cảnh sát giao thông lưu ý người dân di chuyển qua các tuyến phố đã được cảnh báo ngập sâu từ 25-35cm: Thụy Khuê (quận Tây Hồ); Thành Công, Huỳnh Thúc Kháng, La Thành, Liễu Giai, Điện Biên Phủ, Núi Trúc, Ngọc Khánh, Nguyễn Trường Tộ (quận Ba Đình).

Phố Phùng Hưng, Liên Trì - Nguyễn Gia Thiều, ngã tư Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến, Đinh Liệt, Nguyễn Siêu - ngõ Gạch, Tông Đản, ngã tư Quang Trung - Trần Quốc Toản, Thợ Nhuộm, Bà Triệu, Điện Biên Phủ, Quán Thánh, ngã ba Đường Thành - Hàng Nón (quận Hoàn Kiếm).

Các phố Huỳnh Thúc Kháng, Thái Hà, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Đức Thắng, Khâm Thiên, Lê Duẩn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Kim Liên... (quận Đống Đa).

Phố Thụy Khuê tắc cứng 2 đầu do có nhiều trường học trên cùng 1 trục. Ảnh: Chu Dũng

Phố Thụy Khuê tắc cứng 2 đầu do có nhiều trường học trên cùng 1 trục. Ảnh: Chu Dũng

Khu vực quận Nam Từ Liêm kết nối Đại lộ Thăng Long. Ảnh: Chu Dũng

Khu vực quận Nam Từ Liêm kết nối Đại lộ Thăng Long. Ảnh: Chu Dũng

Đường Lê Quang Đạo kéo dài. Ảnh: Chu Dũng

Đường Lê Quang Đạo kéo dài. Ảnh: Chu Dũng

Khu vực quận Hà Đông hướng vào trung tâm. Ảnh: Chu Dũng

Khu vực quận Hà Đông hướng vào trung tâm. Ảnh: Chu Dũng

Cảnh sát giao thông kịp thời có mặt ngay tại điểm ngập lụt. Ảnh: Chu Dũng

Cảnh sát giao thông kịp thời có mặt ngay tại điểm ngập lụt. Ảnh: Chu Dũng

Phố Thái Hà đầu giờ sáng 10-9. Ảnh: Chu Dũng

Phố Thái Hà đầu giờ sáng 10-9. Ảnh: Chu Dũng

Tại quận Thanh Xuân có các tuyến: Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Ngọc Nại, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Tuân, Lương Thế Vinh, Nguyễn Xiển, Quan Nhân - Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huy Tưởng, Phùng Khoang, đường Tố Hữu (đoạn từ Lương Thế Vinh đến Trung Văn)...

Địa bàn quận Hai Bà Trưng là các phố: Nguyễn Khoái, Lạc Trung, Mạc Thị Bưởi, Hàng Chuối, Trần Xuân Soạn, Thanh Nhàn, Yéc-xanh.

Quận Cầu Giấy có các khu vực: Ngã tư Dương Đình Nghệ - Nam Trung Yên (phía sau tòa nhà Keangnam), Hoàng Quốc Việt (gần Trường Đại học Điện Lực), Phan Văn Trường, Phùng Chí Kiên, Trần Bình, phố Hoa Bằng.

Các tuyến có nguy cơ ngập lụt sâu, ách tắc giao thông tại quận Hoàng Mai gồm: Thịnh Liệt, đường Đền Lừ, đường Hoàng Mai, phố Vĩnh Hưng, Trương Định, Lĩnh Nam, Định Công,

Địa bàn quận Nam Từ Liêm có các tuyến phố: Đỗ Đức Dục, Phùng Khoang, hầm chui dân sinh qua Đại lộ Thăng Long...

Tại Hà Đông, khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng, hỗn loạn giao thông gồm: Phố Triều Khúc, đường Quyết Thắng, Phùng Hưng, Tô Hiệu, Yên Nghĩa...

Hỗ trợ dân qua điểm ngập Phạm Tu - Cầu Bươu. Ảnh: Chu Dũng

Hỗ trợ dân qua điểm ngập Phạm Tu - Cầu Bươu. Ảnh: Chu Dũng

Trong quá trình lưu thông trên đường, người dân tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của Cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng.

Chu Dũng

Nguồn Hà Nội Mới: https://hanoimoi.vn/nhieu-tuyen-duong-ha-noi-bi-ngap-nguoi-dan-di-lai-chat-vat-677413.html