Nhìn lại 100 ngày kinh hoàng trong vòng tròn tiền mã hóa
Tiền mã hóa rất dễ bay hơi, rủi ro và bong bóng. Một số ít trở nên giàu có chỉ sau một đêm, nhưng nhiều người không xu dính túi và nợ nần chồng chất.
"Tất cả vị thế đã đóng lỗ hết rồi, giờ tôi không nắm giữ bất kỳ loại tiền mã hóa nào".
Một người chơi tiền mã hóa đầu tư vào Bitcoin và Dogecoin, sau khi trải qua sự sụp đổ tập thể của tiền mã hóa vào ngày 19/5, đã mất tất cả tiền gốc và âm thầm rút khỏi vòng tròn tiền mã hóa.
Và cách đây vài ngày, anh ấy vẫn đang bàn luận sôi nổi về hướng đi của thị trường tăng giá phi mã này. Ở một mức độ nào đó, người chơi này dường như là hình ảnh thu nhỏ của toàn bộ vòng tròn tiền mã hóa trong 100 ngày qua.
Vào cuối năm ngoái, đặc biệt là từ tháng 2 năm nay, tiền mã hóa đã mở ra một thị trường tăng giá. Từ những cá nhân nhỏ lẻ cho đến những gã khổng lồ về vốn, tất cả đều bắt đầu tham gia vào canh bạc này. Trong 100 ngày ngắn ngủi này, vô số câu chuyện liên quan đến sự giàu có tràn ngập mạng xã hội. Trước đây, niềm đam mê "kiếm tiền" của những người trẻ tuổi là đầu cơ vào cổ phiếu và quỹ, nhưng năm nay họ muốn chơi một thứ thú vị hơn - đầu cơ vào tiền mã hóa.
Họ lao vào với mục đích kiếm thật nhiều tiền, cố gắng trở nên giàu có sau một đêm. Nhưng thị trường tăng giá đến nhanh và đi nhanh. Ngày 19/5, tiền mã hóa bắt đầu giảm mạnh, trong vòng 24 giờ, 580.000 người đã đóng vị thế và tổng số tiền thanh lý đạt 6,91 tỉ USD. Những người mới làm quen với vòng tròn tiền mã hóa lần đầu tiên cảm thấy rằng "vòng tròn tiền mã hóa chính là một cối xay thịt, và họ chính là thịt trên cối xay".
Trên thực tế, tiền mã hóa rất dễ bay hơi, rủi ro và dễ bị bong bóng. Một số ít trở nên giàu có chỉ sau một đêm, nhưng nhiều người không xu dính túi và nợ nần chồng chất.
Một ngày trong vòng tròn tiền mã hóa, một năm trên thế giới
Với vòng tròn tiền mã hóa, người ta nghĩ đến thiên đường và địa ngục. Xiao Lin, người mới chỉ tham gia thị trường tiền mã hóa ba ngày, lần đầu tiên cảm nhận được ý nghĩa của câu này vào ngày 19/5.
Cơ duyên của Xiao Lin với tiền mã hóa rất tình cờ. Ngày 16/5, anh ấy vô tình xem một đoạn video ngắn về Dogecoin tăng vọt trên Tik Tok. Anh ấy nhận ra rằng bỏ ra một ít tiền cho vài tháng ăn là có thể kiếm được tiền ăn cả đời. Vừa nghe đã thấy kích thích nên anh đặt cược ngay 10.000 NDT.
Không ngờ, những điều tồi tệ đã xảy ra trước khi họ có thể chờ đợi để kiếm được nhiều tiền. Vào lúc 5 giờ chiều ngày 19, Xiao Lin đang theo dõi thị trường thì bất ngờ thấy thân nến xanh đang tăng chuyển sang màu đỏ và bắt đầu giảm mạnh, mọi thứ diễn ra quá nhanh, anh không hiểu chuyện gì đã xảy ra, chỉ trong vòng mười phút, Dogecoin đã rớt giá hơn chục điểm. Xiao Lin hoảng sợ và nhanh chóng gửi ảnh chụp màn hình cho nhóm đầu tư Dogecoin và hỏi nhóm bạn: "Chuyện gì đang xảy ra vậy?"
Điều mà Xiao Lin không biết là anh ấy đã phải chịu đợt lao dốc lớn nhất trong vòng tròn tiền mã hóa trong những tháng gần đây. Cùng ngày, tin tức về sự sụp đổ của thị trường tiền mã hóa liên tiếp lọt vào các top tìm kiếm. Không chỉ Dogecoin, mà tiền mã hóa giảm mạnh trên diện rộng. Bitcoin đã từng giảm xuống dưới 30.000 USD, với mức giảm trong 24 giờ là 30%; Ethereum giảm xuống dưới mốc 2.000 USD, giảm hơn 40%; và Dogecoin giảm xuống dưới 0,3 USD, giảm hơn 40% trong ngày.
Vòng tròn tiền mã hóa đắng nhiều hơn ngọt. Nhiều người mới bước chân vào thị trường này đã lần đầu tiên cảm nhận được sự tàn khốc của nó. Trong ván đấu lao dốc này, Xiao Lin không phải là người duy nhất chịu tổn thất nặng nề.
Li Liang bất ngờ nhận được thông báo rằng các vị thế đóng lỗ vào tối ngày 19/5. Li vội vã muốn chỉnh sửa lại chốt lỗ của các vị thế, nhưng đã quá muộn, hàng trăm nghìn NDT đã bị mất. "Tôi không dám sử dụng đòn bẩy nhiều hơn mười lần, chỉ sử dụng đòn bẩy ba lần. Tôi không ngờ thị trường có thể giảm nhanh chóng đến vậy".
Trên thực tế, giống như Li Liang, ngày càng có nhiều người trong giới tiền mã hóa không hài lòng với xu hướng tăng và giảm chung, và họ bắt đầu chơi trò chơi "canh bạc ngắn" với đòn bẩy (margin) gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Đòn bẩy có thể tăng khả năng sinh lời trong ngắn hạn, nhưng một khi số tiền lỗ vượt quá số tiền đặt cọc thì bạn sẽ phải đóng vị thế, mất cả chì lẫn chài.
Sự lao dốc này đã được dự báo từ trước. Arcane Research, một công ty nghiên cứu thị trường, cho rằng sau khi giá Bitcoin giảm xuống dưới 50.000 USD, thị trường Bitcoin đã chuyển sang trạng thái "hoảng loạn tột độ".
Và, gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu thắt chặt tiền mã hóa khi ban hành lệnh cấm các tổ chức tài chính và công ty thanh toán cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch tiền mã hóa và cảnh báo các nhà đầu tư không nên đầu cơ, giao dịch. Sau khi tin tức được đưa ra, thị trường tiền mã hóa bên ngoài lại giảm mạnh.
Sự giàu có ngắn ngủi
Thiết kế của Dogecoin lấy cảm hứng từ meme Doge. Ảnh: Reuters
Trước khi lao dốc, vòng tròn tiền mã hóa đã tăng điên cuồng trong gần nửa năm. Vào cuối năm ngoái, đặc biệt là kể từ tháng 2 năm nay, thị trường tiền mã hóa mở ra một đợt tăng giá. Bitcoin đã tăng vọt, giá đã từng vượt quá 64.000 USD.
Sự tăng vọt của Bitcoin cũng đã đẩy giá của các loại tiền mã hóa khác (altcoin) lên cao hơn. Ví dụ, giá Dogecoin, một loại tiền mã hóa meme, đã tăng đến 30.000% so với hồi đầu năm, một phần lớn nhờ vào những tweet ủng hộ của tỉ phú Elon Musk.
Dogecoin được tạo ra như một trò đùa, nên có thể coi đồng Shiba Inu như "trò đùa về một trò đùa khác". Shiba Inu Coin đã tăng hơn 700% chỉ trong 1 tuần.
Các loại tiền Meme coin nổi lên không ngừng và thậm chí còn vượt qua các loại tiền mã hóa chính thống như Bitcoin và Ethereum.
Logic của những F0 lướt sóng đầu tư mạo hiểm vào vòng tròn tiền mã hóa rất đơn giản: "Bitcoin đã biến động ít nhất 400.000 lần, mang lại sự giàu có cho rất nhiều người. Miễn là bạn không chơi với đòn bẩy, bạn chỉ cần đặt hàng chục nghìn khoản đầu tư vào đó và chờ đợi. Nó có thể thay đổi cuộc sống của bạn sau một vài năm".
Giá Bitcoin khi mới được phát hành vào năm 2009 chưa đến 1 cent (1 USD = 100 cent), và 1 USD đổi được 1.300 Bitcoin, đến cuối năm 2017, nó tăng vọt lên 18.000 USD. Sau đó, nó tiếp tục biến động và trải qua một năm tăng kể từ cuối năm 2020. Vào tháng 3/2021, Bitcoin đã vượt mốc 60.000 USD, mặc dù gần đây đã giảm xuống gần 40.000 USD nhưng nó vẫn tăng vọt hàng nghìn lần. Nói cách khác, nếu bạn mua Bitcoin bằng tiền một bao thuốc lá trong những ngày đầu, thì ít nhất bây giờ bạn cũng tự do về mặt tài chính.
Nhưng hiện tại, Bitcoin đã lên một tầm mới và khó có thể tăng vọt gấp ngàn lần như trước. Mọi người đều đang trông cậy vào những altcoin và Meme coin.
Hơn nữa, ngày càng nhiều người trẻ không có kinh nghiệm đầu tư tham gia "lễ hội hóa trang giàu có" này. Steven thuộc thế hệ sau những năm 1990. Anh ấy thấy rằng các đồng nghiệp xung quanh mình đang mua Dogecoin và SHIB, vì vậy anh ấy đã tự đầu tư 600 NDT.
Một người chơi khác là Yuzi về cơ bản không có kinh nghiệm đầu tư. Anh ấy không có khái niệm gì về tiền mã hóa và blockchain. Lúc đầu, anh ấy chỉ đầu tư 400 NDT và rất ngạc nhiên khi thấy rằng thu nhập của anh ấy đã tăng gấp bốn lần sau hai ngày. Anh nhận ra: "Đây là cơ hội duy nhất của tôi để thay đổi đẳng cấp của mình".
Một người có kinh nghiệm đầu tư chia sẻ trên Weibo: "Sau khi tham gia vào một vài nhóm cộng đồng đầu tư SHIB, tôi thấy rằng họ đều khá trẻ, sinh sau năm 1995 và 2000. Họ tích trữ SHIB với hy vọng đổi đời. Thị trường truyền thống bảo tôi phải giữ gìn giá trị tài sản, những người đã kiếm tiền từ tiền mã hóa nói với tôi rằng Bitcoin sẽ không giảm và chỉ có tăng giá".
Trước khi lao dốc, sự hỗn loạn của toàn bộ thị trường đã lên đến đỉnh điểm. Chỉ số Sợ hãi và Tham lam (Fear and Greed Index -FGI) do CNNMoney phát triển đã đo lường và ghi nhận trạng thái tâm lí của nhà đầu tư thị trường tiền mã hóa. Hãy lấy Bitcoin làm ví dụ, chỉ số Tham lam của Bitcoin từng đạt 79, có nghĩa là thị trường trên ngưỡng cực kỳ tham lam (0 nghĩa là "sợ hãi tột độ" và 100 có nghĩa là "tham lam tột độ").
Chỉ số Fear and Greed của Bitcoin.
Nhiều người trẻ tuổi đã kiếm khoản tiền lần đầu tiên bằng cách đầu tư vào thị trường tiền mã hóa. Có lẽ tiền đến quá nhanh, và không ít người đã bị lóa mắt trước những khoản lợi nhuận kếch xù.
Một chuyên gia tài chính chia sẻ rằng nhiều người mới tham gia vào vòng tròn tiền mã hóa đã lao vào khi họ thấy một dự án token tốt. Nhưng những dự án này thường nhằm mục đích làm giàu cho chủ dự án. Ví dụ: một số dự án công bố phát hành 10 tỉ đơn vị coin, nhưng thực chất các bên dự án này có thể đã nắm trong tay 9 tỉ đơn vị coin. Ngay khi thị trường tăng giá, họ sẽ bán hàng tỉ coin này lập tức và ôm trong tay một đống tiền mà không phải trả bất kỳ chi phí nào.
"Những người mới tham gia vào vòng tròn tiền tệ thường không thể phân biệt được chúng. Họ chỉ quy kết thành công và thất bại cho may rủi. Bởi vì việc kiếm tiền vào thời điểm đó quá dễ dàng".
Dựa vào quan sát thị trường tiền mã hóa trong những tháng gần đây, một nhà đầu tư lâu năm đã chỉ ra rằng: "Ngày càng nhiều người lao vào cơn sóng tăng giá, trên thực tế, thị trường tăng giá sắp kết thúc, và sự lao dốc chắc chắn sẽ đến. Tôi không biết ngày cụ thể, nhưng tôi biết nó sẽ đến".
Không ngờ ngày này lại đến sớm như vậy.
Ai có thể kiếm tiền từ vòng tròn tiền mã hóa?
Ảnh: Sina
99% mọi người đến với tiền mã hóa vì họ muốn làm giàu, nhưng làm giàu không dễ dàng như vậy.
"Trên thực tế, 90% người đầu tư không giàu lên trong một sớm một chiều, có nghĩa là họ cần tích lũy trong một thời gian dài, và sau đó kiếm được nhiều tiền khi thị trường tăng giá," theo Pixar, người đã tham gia vào thị trường tiền mã hóa năm 2017. Nói trắng ra, bạn phải mất tiền để "đóng học phí" vài lần thì mới trưởng thành lên được.
Xiao Bin, một người chơi khác đã chú ý đến vòng tròn tiền tệ từ lâu cũng tin rằng: "Đừng nhìn vào sự tăng giá của Bitcoin từ mức dưới một USD lên gần 60.000 USD hiện nay, thực tế thì không nhiều người thực sự giàu có vì Bitcoin".
Rốt cuộc, rủi ro trong vòng tròn tiền mã hóa là quá cao và sự cám dỗ quá lớn. Do thiếu sự giám sát và tính thanh khoản mạnh, giá tiền mã hóa dao động rất lớn, 24/7 giờ giao dịch không bị gián đoạn và rủi ro vượt xa thị trường chứng khoán.
Pixar bước vào vòng trong năm 2017, khi đầu tư 100.000 NDT và cuối cùng thua lỗ 20.000 NDT. Với trải nghiệm cay đắng đó, anh nhận ra rằng trong vòng xoáy của tiền mã hóa, anh vẫn cần phải hiểu và học hỏi kiến thức về blockchain, ít nhất phải biết logic hoạt động bên trong, và hiểu một số kiến thức trong các lĩnh vực liên quan như như tài chính và chính trị.
Ngoài việc hiểu về tiền mã hóa, nhận thức và thời gian cũng rất quan trọng. "Làm thế nào để bạn biết nó tăng hay giảm? Đồng thời, thời điểm rất quan trọng. Nếu bạn mua vào cuối năm 2017, bạn sẽ mất hơn hai năm chờ đợi để hưởng trái ngọt của năm 2020".
Hơn nữa, sự giàu có trong vòng tròn tiền mã hóa, giống như một chiếc tàu lượn siêu tốc, đến và đi rất nhanh. Đặc biệt là sau khi trải qua những lần chạm đáy và thua lỗ lớn, bạn có giữ được bình tĩnh hay không là một bài kiểm tra tâm lý quan trọng. Ví dụ, năm 2017, Li Liang tình cờ đầu tư hơn 10.000, lúc đó thị trường đang trong đợt tăng giá, thu nhập của Li gấp gần 100 lần, thu nhập cao tới bảy con số.
"Tiền đến quá nhanh và quá nhiều. Cả đời tôi chưa bao giờ thấy nhiều tiền như vậy". Tuy nhiên, toàn bộ thị trường tiền mã hóa đột nhiên xấu đi ngay sau đó. Li Liang hoảng sợ, sau đó anh bắt đầu chơi với đòn bẩy. Cuối cùng, số tiền anh kiếm được nhờ may mắn đã mất sạch.
Nhà đầu tư nhỏ lẻ non tay liên tiếp đối mặt với thăng trầm lên xuống, nhưng trong trò chơi liên quan đến sự giàu có này, họ cơ bản đang ở dưới cùng của chuỗi thức ăn. Những người đứng sau hậu trường mới có thể thu về lợi nhuận khủng.
Coinbase vừa chào sàn, CEO thu về 13 tỉ USD sau một đêm.
Ví dụ, bất kể thị trường tăng hay giảm, những người mở một sàn giao dịch sẽ luôn kiếm được tiền. Ví dụ như Coinbase, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất ở Mỹ, vào ngày 14/4, Coinbase niêm yết thành công. Báo cáo tài chính cho thấy tổng doanh thu của công ty trong quý đầu tiên của năm 2021 cao tới 1,8 tỉ USD, phần lớn doanh thu chủ yếu đến từ phí giao dịch. Lợi nhuận ròng trong quý đầu tiên là 771 triệu USD, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái 32 triệu USD.
Ngoài các sàn giao dịch, Pixar chỉ ra rằng các chủ sở hữu mỏ khai thác cũng bỏ túi không ít tiền.
Sự xuất hiện của các trang trại khai thác có liên quan chặt chẽ đến cách Bitcoin được sản xuất. Những người khai thác Bitcoin sử dụng máy tính chuyên biệt để xử lý các phương trình toán học phức tạp và đoán ra một số ngẫu nhiên. Tương đương với việc ai trả lời đúng câu hỏi trước sẽ nhận được phần thưởng Bitcoin tương ứng, ai đến trước được phục vụ trước.
Và số lượng Bitcoin là có hạn, trong giai đoạn đầu, tiền ảo rất dễ khai thác, và mức tiêu thụ điện của việc khai thác tại thời điểm này không lớn. Tuy nhiên, khi số lượng Bitcoin ngày càng khan hiếm thì việc khai thác ngày càng trở nên khó khăn hơn và mức tiêu thụ điện tăng lên.
Trong trò chơi khai thác này, nhiều người mua máy khai thác, xây dựng mỏ ở những khu vực có nguồn điện dồi dào và bắt đầu khai thác quy mô lớn. Số liệu thống kê của trung tâm tài chính Cambridge cho thấy, các cơ sở đào Bitcoin ở Trung Quốc chiếm 70% quy mô toàn cầu. Nguồn nước và điện giá rẻ đã cho phép người Trung Quốc ngồi vững trên ngai vàng của ngành khai thác Bitcoin.
Theo Pixar, "Chủ một trang trại khai thác tương đương với việc nắm giữ một mỏ vàng. Bạn có thể tích trữ Bitcoin khi giá thấp và bán khi giá cao".
Ngoài ra, nhiều tổ chức và các đại gia về vốn cũng đã kiếm được rất nhiều tiền trong trò chơi này. Hồi tháng 2, Tesla đã tạo ra cơn sốt khi thông báo rót 1,5 tỉ USD vào Bitcoin và thu về 101 triệu USD lợi nhuận.
Không chỉ Tesla, ngày càng có nhiều tổ chức bắt đầu tham gia vào đội quân đầu cơ tiền mã hóa.
Kể từ năm 2020, do các yếu tố như nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương toàn cầu, nhiều công ty ở nước ngoài đã bắt đầu mua Bitcoin để chống lạm phát. Ví dụ, vào tháng 12 năm ngoái, Ruffer Investment Management, một tổ chức đầu tư của Anh bất ngờ thông báo rằng họ sẽ đầu tư 2,5% danh mục đầu tư vào Bitcoin.
Nhưng đánh giá từ hình thức hiện tại, những ngày tốt đẹp của tiền mã hóa dường như đã kết thúc. Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ nghiêm khắc kiểm soát các hoạt động khai thác và kinh doanh Bitcoin, và Mỹ cũng đang chuẩn bị truy quét những người sử dụng Bitcoin để trốn thuế.
Mặc dù rủi ro khi đầu tư vào tiền mã hóa là rất lớn và sàn giao dịch mới là những người chiến thắng thực sự, nhưng niềm tin của những người tin tưởng vào tiền mã hóa vẫn không suy giảm. Sau khi lao dốc, cuộc cá cược dường như vẫn chưa kết thúc.
Một người chơi Bitcoin nói với Sina rằng: "Tôi vẫn tin rằng tương lai của các loại tiền mã hóa, bao gồm cả Bitcoin, sẽ rất tươi sáng".
Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Paul Krugman nói rằng ông đã từ bỏ việc dự đoán sự sụp đổ sắp xảy ra của Bitcoin. Giờ đây, nhà kinh tế học gợi ý suy nghĩ về tiền mã hóa "như một giáo phái có thể tồn tại vô thời hạn". Tuy nhiên, Krugman vẫn tin rằng Bitcoin không có nguyên tắc cơ bản.