Nhìn lại các bộ sách giáo khoa Việt Nam qua các thời kỳ

Trong 2 ngày (từ 28 đến 29-9), tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, TP Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Trưng bày sách giáo khoa (SGK) Giáo dục phổ thông.

Trải qua nhiều lần thay đổi, các bộ sách giáo khoa đã có sự cải thiện đáng kể về chất liệu, kênh hình, kênh chữ sinh động, bắt mắt...

Các bộ SGK Giáo dục phổ thông được trưng bày tại triển lãm.

Các bộ SGK Giáo dục phổ thông được trưng bày tại triển lãm.

Hoạt động nhằm đánh giá những kết quả biên soạn, thẩm định, xuất bản, phát hành SGK; so sánh và đánh giá cụ thể sự khác biệt giữa việc biên soạn, thẩm định, xuất bản và phát hành SGK trước đây với việc thực hiện theo chủ trương xã hội hóa hiện nay. Từ đó, đề xuất định hướng, giải pháp trong những năm tiếp theo.

Hoạt động nhằm đánh giá những kết quả biên soạn, thẩm định, xuất bản, phát hành SGK; so sánh và đánh giá cụ thể sự khác biệt giữa việc biên soạn, thẩm định, xuất bản và phát hành SGK trước đây với việc thực hiện theo chủ trương xã hội hóa hiện nay. Từ đó, đề xuất định hướng, giải pháp trong những năm tiếp theo.

Một quyển SGK Đại số lớp 10 phổ thông do NXB Giáo dục xuất bản năm 1987.

Một quyển SGK Đại số lớp 10 phổ thông do NXB Giáo dục xuất bản năm 1987.

Hoạt động trưng bày bao gồm: Trưng bày, giới thiệu lịch sử phát triển sách giáo khoa giáo dục phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ, theo các mốc thay sách: 1956, 1976, 2002, 2020.

Hoạt động trưng bày bao gồm: Trưng bày, giới thiệu lịch sử phát triển sách giáo khoa giáo dục phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ, theo các mốc thay sách: 1956, 1976, 2002, 2020.

Trải qua nhiều lần thay đổi, các bộ SGK đã có sự cải thiện đáng kể về chất liệu, kênh hình, kênh chữ sinh động, bắt mắt...

Trải qua nhiều lần thay đổi, các bộ SGK đã có sự cải thiện đáng kể về chất liệu, kênh hình, kênh chữ sinh động, bắt mắt...

Chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa đã huy động được nhiều tổ chức, cùng đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia biên soạn sách giáo khoa.

Chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa đã huy động được nhiều tổ chức, cùng đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia biên soạn sách giáo khoa.

Ngoài việc giới thiệu cho người xem những bộ SGK của Việt Nam và thế giới, hoạt động trưng bày còn cung cấp các thông tin so sánh về quy cách của SGK Việt Nam và SGK của các nước theo các tiêu chí cụ thể; cùng với đó là giới thiệu các hoạt động thực hành với SGK được nhiều nước trên thế giới thực hiện.

Ngoài việc giới thiệu cho người xem những bộ SGK của Việt Nam và thế giới, hoạt động trưng bày còn cung cấp các thông tin so sánh về quy cách của SGK Việt Nam và SGK của các nước theo các tiêu chí cụ thể; cùng với đó là giới thiệu các hoạt động thực hành với SGK được nhiều nước trên thế giới thực hiện.

Tổng số có 1.574 tác giả tham gia biên soạn SGK cho 6 khối lớp nằm trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Trên 2/3 số tác giả tham gia biên soạn SGK có trình độ từ tiến sĩ trở lên.

Tổng số có 1.574 tác giả tham gia biên soạn SGK cho 6 khối lớp nằm trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Trên 2/3 số tác giả tham gia biên soạn SGK có trình độ từ tiến sĩ trở lên.

Ngoài những ưu điểm, Bộ GD&ĐT cũng thừa nhận những hạn chế nhất định về chất lượng bản mẫu sách giáo khoa như: Còn một số nội dung, thuật ngữ được sử dụng trong các bản mẫu SGK chưa đảm bảo tính liên thông giữa các môn học/hoạt động giáo dục. Bên cạnh những lỗi về nội dung còn rất nhiều lỗi về mặt chính tả, câu từ, ngôn ngữ, hình ảnh…

Ngoài những ưu điểm, Bộ GD&ĐT cũng thừa nhận những hạn chế nhất định về chất lượng bản mẫu sách giáo khoa như: Còn một số nội dung, thuật ngữ được sử dụng trong các bản mẫu SGK chưa đảm bảo tính liên thông giữa các môn học/hoạt động giáo dục. Bên cạnh những lỗi về nội dung còn rất nhiều lỗi về mặt chính tả, câu từ, ngôn ngữ, hình ảnh…

Nguồn PLO: https://plo.vn/nhin-lai-cac-bo-sach-giao-khoa-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-post700882.html