Nhìn thấy miếng đá bí ẩn bị người làng dẫm đạp suốt bao năm, chuyên gia đứng hình: Một sai lầm khủng khiếp!
Sau khi nhóm chuyên gia làm sạch và rắc vôi khô lên phiến đá, một dòng chữ đã hiện ra rõ ràng.
Phát hiện bất ngờ
Trong một lần đến thăm trấn Phúc Đường, huyện Liên Sơn, tỉnh Quảng Đông, các chuyên gia khảo cổ tỉnh bất ngờ phát hiện ở một góc con hẻm trong làng có một tảng đá giống như cột cờ làm từ đá cẩm thạch, dài khoảng 2 mét, rộng 0,4 mét và dày 0,2 mét, bị vỡ thành hai mảnh.
Rất nhanh, các chuyên gia cảm thấy phiến đá này chắc chắn có ẩn chứa điều gì đó dù cho dân làng nhất mực khẳng định phiến đá này chỉ là một tảng đá bình thường và họ đã dùng làm bậc thềm kê chân trước cửa nhà suốt bao nhiêu năm qua.
Nhưng sau khi làm sạch và rắc vôi khô, trên miếng đá hiện ra rõ ràng dòng chữ "Trung thức cử nhân Dương Dũ Tướng".
Các chuyên gia khẳng định: "Không thể coi thường dòng chữ này bởi chúng đủ để chứng minh rằng đây là một di vật văn hóa vô cùng quý giá và thật là một sai lầm khủng khiếp khi dân làng sử dụng nó như một bậc thềm suốt bao năm qua."
Miếng đá là minh chứng cho thấy một nhân vật có tên Dương Dũ Tướng đã đăng khoa và trở nên nổi tiếng.
Dương Dũ Tướng (1792 -?) tên thật là Dương Nhũ Tựu, sinh ra tại Phúc Đường, Liên Sơn tỉnh Quảng Đông và xuất thân là một người theo nghiệp võ thuật. Năm Đạo Quang thứ 3 (1823), ông thi đỗ khoa cử võ thuật, trực tiếp vào Bộ binh của triều đình làm việc, được phong làm chỉ huy trước khi chiến tranh Nha phiến bùng nổ vào năm Đạo Quang thứ 20 phiến) và lập công lớn trong cuộc chiến ác liệt với hạm đội Anh quốc lúc bấy giờ.
Dương Dũ Tướng tương truyền có một sức mạnh vô song, có thể dễ dàng nâng lên những trụ đá nặng hàng trăm cân và thanh kiếm mà ông vẫn luôn mang bên người nặng khoảng 60 kg.
Những tiết lộ mới về lịch sử
Mộ phần của Dương Dũ Tướng cũng ở thôn Tiêu Khê trấn Phúc Đường, nhưng theo người dân kể lại lăng mộ của ông đã bị trộm nhiều lần, vậy nên nơi an nghỉ hiện tại được xây dựng trên kích thước và hình dáng ban đầu.
Các chuyên gia phỏng đoán miếng đá bí ẩn trong làng chính là tấm văn bia trong lăng mộ Dương Dũ Tướng, thứ bị thất lạc trong quá trình bọn đạo tặc di chuyển.
Ngoài những món đồ bị trộm, phía trước mộ phần của ông còn sót lại hai cột đá hoa cương cao 3 mét, trên cột được chạm khắc những con sư tử rất tinh xảo. Sư tử đá cũng là một dấu ấn quan trọng chỉ được xuất hiện trong lăng mộ của các quan quân thời nhà Thanh.
Tuy lăng Dương Dũ Tướng bị trộm mộ phá hoại nhưng mộ phần của cha ông lại còn tương đối nguyên vẹn. Lăng mộ của cha Dương Dũ Tướng có diện tích hơn 1.000 mét vuông, gồm một ngôi mộ chính, hai bia mộ và hai cột đá.
Trên đỉnh bằng đá cẩm thạch của ngôi mộ chính được khắc hai chữ "Ân Vinh" và dòng chữ "Nghĩa Phương Khải Hậu" được khắc trên đỉnh của tấm văn bia. Điều này chứng tỏ rằng cha của Dương Dũ Tướng cũng đã nhận được phần thưởng phong thánh từ Đạo Quang đế lúc bấy giờ.
Mặt trước bên trái của ngôi mộ chính có một tấm bia đá khắc dòng chữ "Long Chương Điệp Thiết", Dương Dũ Tướng đã tự dựng tấm bia tại đây để báo tin cho cha và các bô lão khác rằng ông đã được hoàng đế phong thánh. Ở giữa bia đá còn khắc con dấu trong ba lần thăng chức của ông, điều này đã làm mới thêm những ghi chép lịch sử dưới thời vua Đạo Quang và những năm cuối cùng của triều đình phong kiến Trung Quốc.