Nhịn uống nước để đỡ đi vệ sinh, người đàn ông trả giá đắt
Đau dữ dội vùng bụng dưới bên trái kèm theo buồn nôn, tím tái, không cử động được, anh Dương đi khám và được biết, tất cả là do lười uống nước và đi tiểu.
Theo thông tin đăng tải, anh Dương, 40 tuổi, người Đài Loan, làm văn phòng, công việc rất bận bịu. Khi đã làm việc, anh thường làm liên tục 3-4 tiếng, không chịu đứng dậy, không muốn đi vệ sinh. Thậm chí, để hạn chế thời gian đi vệ sinh, anh Dương còn lười uống nước.
Những ngày gần đây, anh Dương thỉnh thoảng cảm thấy đau thắt lưng, nhưng anh chỉ nghĩ là do làm việc sai tư thế nên đã lờ đi cho đến khi bất ngờ đau dữ dội vùng bụng dưới bên trái kèm theo buồn nôn, tím tái, không cử động được, anh Dương mới hoảng hốt.
Anh được đồng nghiệp đưa đi cấp cứu ngay sau khi chụp X-quang và siêu âm kiểm tra. Kết quả, bác sĩ phát hiện có một viên sỏi thận có kích thước 1,5 cm đã trượt vào niệu quản của anh Dương.
Ảnh minh họa.
Qua trường hợp này, bác sĩ Trần Vĩ Kiệt, một bác sĩ tiết niệu nổi tiếng ở Đài Loan cho biết, việc anh Dương cố tình uống ít nước kèm với nhịn tiểu thời gian dài đã khiến sỏi đường tiết niệu hình thành. Nếu không chữa kịp thời sẽ gây biến chứng rất tai hại.
"Sỏi đường tiết niệu là một bệnh phổ biến trong tiết niệu. Có nhiều lý do hình thành sỏi. Uống không đủ nước là nguyên nhân phổ biến nhất. Quá ít nước sẽ dẫn đến oxalate và phosphoric axit trong nước tiểu. Muối và muối canxi được cô đặc và kết tủa thành những tinh thể nhỏ, tạo thành những viên sỏi lớn hơn theo thời gian.
Sỏi hình thành trong thận có thể di chuyển đến niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo cùng với nước tiểu, trong khi niệu quản và niệu đạo tương đối nhỏ và bị chặn. Các triệu chứng và biểu hiện rõ ràng hơn", bác sĩ Trần nói.
Đồng thời, ông cũng nhắc nhở mọi người rằng nếu bị đau bụng, đau lưng, khó tiểu hoặc tiểu máu, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.