Nho Quan: Nâng cao chất lượng dân số ở các xã vùng cao

Là huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc theo đạo Công giáo, việc nâng cao chất lượng dân số được xác định là đòn bẩy, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của huyện Nho Quan. Những năm qua, Trung tâm Y tế huyện đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là phát huy vai trò, hiệu quả của đội ngũ cộng tác viên dân số, qua đó từng bước đưa các chính sách dân số đi vào cuộc sống.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Nho Quan đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách dân số tới tận người dân.

Tranh thủ thơìđiểm các hộ dân trên địa bàn trở về nhà chuẩn bị đón Giáng Sinh, chị Vũ ThịHương, cộng tác viên dân số ở bản Phùng Thượng, xã Kỳ Phú (Nho Quan) đã lên kếhoạch đến từng hộ để tuyên truyền về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình(DS-KHHGĐ). Chúng tôi theo chân chị đến gia đình anh Đinh Văn Chiến và chị ĐinhThị Thúy để thực hiện công tác tuyên truyền một số nội dung có chủ đề nâng caochất lượng dân số. Theo chị Hương, vì thời gian tiếp cận được với các gia đìnhkhông nhiều nên những đối tượng sinh con một bề sẽ được ưu tiên và gia đình anhChiến là một trong các gia đình như thế.

Hai vợ chồng anh Chiến sinh được haicô con gái. Gửi con cho ông bà chăm sóc, anh chị lại đi làm ăn quanh năm, bơỉvậy mà không có điều kiện tham gia các hoạt động của tổ chức, đoàn thể nào,việc tiếp cận với các thông tin về công tác DS-KHHGĐ còn hạn chế. Vậy nên, khicó cộng tác viên dân số tới trò chuyện, truyền đạt những kiến thức cơ bản vềchính sách DS-KHHGĐ thì cả hai vợ chồng anh Chiến đều phấn khởi. Chị Thúy chobiết: thực ra, nhiều khi chúng tôi cũng muốn có thêm một đứa con trai để nôídõi tông đường. Nhưng qua những lần tiếp xúc với người làm công tác dân số,được hiểu hơn về chính sách dân số, chúng tôi lại có suy nghĩ khác. Dừng lại ởhai con sẽ giúp vợ chồng tôi có thêm điều kiện để nuôi các cháu ăn học đến nơi,đến chốn. Cũng qua những buổi trò chuyện, tôi có thêm nhiều kiến thức chăm sócsức khỏe sinh sản, được tiếp cận với những biện pháp tránh thai hiện đại, antoàn.

Chị Vũ Thị Hương,cộng tác viên dân số bản Phùng Thượng cho biết, đáng mừng là ngày càng nhiêùgia đình có tư tưởng tiến bộ như gia đình chị Thúy. Sự thay đổi tích cực ấy làđộng lực để những người làm dân số có thêm niềm vui để tiếp tục vượt khó, hoànthành nhiệm vụ. Địa bàn bản Phùng Thượng khá đặc biệt vì có đông đồng bào dântộc Mường theo đạo công giáo với những tín ngưỡng tôn giáo về sinh nhiều con,sinh con trai vẫn còn tòn tại phổ biến trong giáo dân. Các giáo dân thực hiệnbiện pháp KHHGĐ bằng phương pháp tự nhiên, vì vậy hiệu quả tránh thai đạt thấp.Trong khi đó, đa số những giáo dân ở đây đều đi làm ăn xa, việc tiếp cận tuyêntruyền, vận động thực hiện công tác DS-KHHGĐ hết sức khó khăn.

Không nản chí,càng khó khăn thì những người làm công tác dân số như chị Hương càng thêm quyếttâm và có nhiều “sáng kiến” để thực hiện tốt nhiệm vụ. “Mới đầu, khi đến từngnhà vận động, tuyên truyền chị em thực hiện các biện pháp KHHGĐ thì hầu như đêùnhận được sự từ chối thẳng thừng hoặc e ngại, lảng tránh. Chúng tôi phải hếtsức kiên trì, tế nhị, hiểu được tâm lý đối tượng để có cách thuyết phục, vậnđộng. Vậy là vừa rủ rỉ tâm tình việc gia đình, con cái rồi tranh thủ lồng ghépnội dung tuyên truyền. Cũng có khi cùng làm việc đồng, việc nhà với đối tượngđể có thời gian vận động”- chị Hương cho biết. Đặc biệt, trong các đợt chiếndịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ của xã được thựchiện vào thời điểm nông nhàn, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, vào cuộc của cấpủy địa phương nên đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo giáo dân. Mô hìnhsinh ít con được nhiều gia đình chấp nhận, góp phần tích cực vào sự phát triểnkinh tế- xã hội, xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng dân số. 6năm liền, bản Phùng Thượng không có trường hợp sinh con thứ 3. Cũng với cáchlàm tương tự, bản Vóng, xã Kỳ Phú cũng có 5 năm liền không có người sinh conthứ 3, trước đó, bản Vóng đã từng đạt thành tích 18 năm liền không có ngươìsinh con thứ 3.

Bà Nguyễn ThịHồng Thu, Trưởng phòng dân số, Trung tâm y tế huyện Nho Quan cho biết, nhữngnăm qua, công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện Nho Quan, nhất là ở các xã vùngcao đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Huyện đã hoàn thành đợt cao điểmtruyền thông và cung cấp dịch vụ theo đúng kế hoạch. Trong đó, đối với gói dịchvụ KHHGĐ có tổng các biện pháp tránh thai lâm sàng là 1679/1524, đạt 110,2%;khám phụ khoa cho trên 2 nghìn lượt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; khám thai chotrên 1 nghìn phụ nữ mang thai, tiêm phòng uốn ván cho gần 1 nghìn phụ nữ tạiTrạm y tế các xã, thị trấn.

Năm 2019, tỷ suất sinh thô giảm 0,3%0 so với năm2018; việc thực hiện các đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh, kiểm soát mấtcân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộngđồng… đều đạt những kết quả tích cực. Đóng góp vào thành công đó, phải kể đếnvai trò hoạt động không mệt mỏi của trên 300 cộng tác viên dân số. Chính những“hạt nhân” đặc biệt này không chỉ làm tăng thêm nhận thức, ý thức cho nhân dânmà còn thu hút được sự quan tâm, đồng hành của cấp ủy, chính quyền mỗi địaphương. Thực tế cho thấy, ở đâu chính quyền địa phương quan tâm thì vấn đề nângcao chất lượng dân số ở địa phương đó được thực hiện có hiệu quả. Điển hình nhưcác xã: Kỳ Phú, Cúc Phương, Thạch Bình…

Bên cạnh đó,trong năm qua, Trung tâm Y tế huyện đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, canthiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; triển khai lồng ghép thôngqua các chiến dịch truyền thông, các cuộc họp tại xã, thôn, bản đến các đôítượng là người sắp két hôn, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh để, đặc biệtchú ý đến các đối tượng cặp vợ chồng đã có con một bề. Trong năm 2019, Trungtâm đã tổ chức các hội nghị cung cấp kiến thức về thực trạng, nguyên nhân và hệlụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cho những người có uy tíntrong cộng đồng, dòng họ và các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại xã LạngPhong, Thanh Lạc, Quảng Lạc với 250 người tham gia, 2 hội nghị cho các thànhviên trong gia đình có con ở độ tuổi vị thành niên, thanh niên tại xã Xích Thổ,Thạch Bình, với 170 người tham dự.

Đặc biệt, Trung tâm còn tổ chức 5 buổi ngoạikhóa cung cấp kiến thức về giáo dục giới tính, kỹ năng sống, chăm sóc sức khoẻsinh sản/ sức khỏe tình dục tuổi vị thành niên cho học sinh trường THCS QuỳnhLưu, Phú Lộc, Phú Long, Yên Quang, Gia Lâm, với hơn 600 em học sinh tham gia.Phòng Dân số phối hợp với 27/27 xã, thị trấn tổ chức được 237 hội nghị về dânsố và phát triển; tầm soát các dị dạng, dị tật bẩm sinh và nâng cao chất lượngdân số với trên 12 nghìn người tham dự… Với những nỗ lực đó, các xã vùng cao cóđông đồng bào dân tộc Mường theo đạo công giáo như Cúc Phương, Kỳ Phú, QuảngLạc, Thạch Bình… đều được đánh giá hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt cácchỉ tiêu kế hoạch năm 2019.

Bài, ảnh: ĐàoHằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/nho-quan-nang-cao-chat-luung-dan-so-o-cac-xa-vung-cao-20191226082926537p3c23.htm