Nhộn nhịp nghề làm bánh ú nước tro Tết Đoan Ngọ

Mỗi dịp Tết Đoan Ngọ (Mùng 5/5 Âm lịch), các lò làm bánh ú nước tro truyền thống ở TP Hồ Chí Minh lại tất bật để kịp cung ứng bánh ra thị trường.

Ghi nhận của phóng viên Báo Tin tức trong ngày 13/6 (ngày Mùng 4/5 Âm lịch), nhiều lò bánh ở Quận 8, huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) tất bật gói bánh ú nước tro để kịp cung ứng ra thị trường dịp Tết Đoan Ngọ. Mùi thơm của những chiếc bánh ú mới vớt ra khỏi nồi bay nghi ngút. Mỗi chục (10 chiếc) bánh ú nước tro nhân đậu xanh, nhân sầu riêng có giá 70.000 - 80.000 đồng.

Gia đình bà Lê Thị Em (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) huy động gần 10 người để kịp làm 20.000 bánh ú lá dong để kịp cung ứng ra thị trường dịp Tết Đoan Ngọ.

Gia đình bà Lê Thị Em (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) huy động gần 10 người để kịp làm 20.000 bánh ú lá dong để kịp cung ứng ra thị trường dịp Tết Đoan Ngọ.

Gần 40 năm gắn bó với nghề gói bánh ú nước tro, bà Lê Thị Em (60 tuổi, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Năm nay, ảnh hưởng dịch COVID-19 nên gia đình làm khoảng 20.000 bánh ú nước tro, giảm một nửa so với những năm trước. Để kịp sản xuất số lượng bánh lớn, có được chất lượng tốt nhất, gia đình đã huy động 7-8 người tất bật chuẩn bị nguyên vật liệu và thực hiện các công đoạn làm bánh”.

Bánh ú sau khi gói xong được đưa vào nồi nấu. Theo bà Em, một nồi có thể nấu được 1.200 chiếc, bánh ú được nấu trong khoảng 5 giờ tính từ thời điểm nước bắt đầu sôi.

Bánh ú sau khi gói xong được đưa vào nồi nấu. Theo bà Em, một nồi có thể nấu được 1.200 chiếc, bánh ú được nấu trong khoảng 5 giờ tính từ thời điểm nước bắt đầu sôi.

Bà Lê Thị Em (60 tuổi, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) kiểm tra nồi bánh ú.

Bà Lê Thị Em (60 tuổi, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) kiểm tra nồi bánh ú.

Những chiếc bánh ú nóng hổi, thơm phức được được đưa ra ngoài.

Những chiếc bánh ú nóng hổi, thơm phức được được đưa ra ngoài.

Sau khi đưa ra ngoài, bánh ú được nhúng vào một thùng nước lạnh giúp bánh nguội nhanh để giữ được độ dai của bánh.

Sau khi đưa ra ngoài, bánh ú được nhúng vào một thùng nước lạnh giúp bánh nguội nhanh để giữ được độ dai của bánh.

Theo bà Em, để làm ra một chiếc bánh ú nước tro, công đoạn đầu tiên là ngâm gạo nếp với nước tro trong khoảng 4 ngày. Tiếp đó là công đoạn làm nhân, chuẩn bị lá. Nhân thì dùng đậu xanh ngâm nước rồi trộn đường và nấu chín, sau đó vo tròn, trong nhân có thể bỏ thêm sầu riêng để tăng thêm mùi vị cho bánh.

Mỗi chục bánh ú nước tro có nhân đậu xanh, nhân sầu riêng có giá 70.000 - 80.000 đồng.

Mỗi chục bánh ú nước tro có nhân đậu xanh, nhân sầu riêng có giá 70.000 - 80.000 đồng.

Bánh ú nước tro nhân đậu xanh ăn có độ dai, không quá ngọt.

Bánh ú nước tro nhân đậu xanh ăn có độ dai, không quá ngọt.

Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ (Mùng 5/5 Âm lịch) hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, người Việt thường làm mâm cơm để dâng lên tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn. Dịp này, bánh ú nước tro cũng là một trong những món ăn được nhiều người ưa chuộng tìm mua.

Bánh ú sau khi nấu xong được bày bán ngay tại lò trên đường Vĩnh Lộ, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.

Bánh ú sau khi nấu xong được bày bán ngay tại lò trên đường Vĩnh Lộ, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.

Chiều ngày 13/6, đã có rất nhiều mối quen và người dân đi đường đã tìm đến lò bánh để mua.

Chiều ngày 13/6, đã có rất nhiều mối quen và người dân đi đường đã tìm đến lò bánh để mua.

Tin, ảnh, clip: Mạnh Linh/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/anh/nhon-nhip-nghe-lam-banh-u-nuoc-tro-tet-doan-ngo-20210613201438332.htm