1. Lạc đà alpaca (Vicugna pacos) là loài lạc đà nhỏ nhất. Alpacas có quan hệ họ hàng gần với lạc đà không bướu, nhưng chúng nhỏ hơn và mõm ngắn hơn.
Loài lạc đà này sinh sống ở vùng núi Andes lạnh giá ở Nam Mỹ, chúng sở hữu cặp móng cực nhọn và cứng cáp. Móng của chúng mọc dài ra với tốc độ rất nhanh để rồi bị… mài mòn bởi những rặng núi đá. Quả là sự tính toán tài tình của tự nhiên!
Alpacas được nuôi làm thú cưng hoặc để lấy lông. Lông của chúng mềm mượt, chống cháy và không chứa lanolin. Thông thường, alpacas được xén lông mỗi năm một lần vào mùa xuân, mang lại từ 5 đến 10 pound lông cho mỗi con. Thịt alpaca rất ngon và giàu protein.
2. Thiên nhiên vốn không thiếu những chuyên gia leo trèo nhưng không gì có thể ấn tượng bằng màn trình diễn của những chú tắc kè. Câu trả lời nằm ở tứ chi của chúng.
Mỗi bàn chân của tắc kè đều có nhiều lông cứng, mỗi sợi lông lại phân mảnh nhỏ hơn. Trong những sợi lông này sẽ liên kết với phân tử trên các loại bề mặt thông qua hiện tượng điện từ.
Nhờ vậy, tắc kè có thể di chuyển lên nhiều bề mặt khác nhau chỉ với 1 cái chạm duy nhất! Độ bám dính tuyệt vời của tắc kè đã gây ấn tượng mạnh cho các nhà khoa học và họ đã làm việc rất chăm chỉ trong hơn một thập kỷ để tái tạo khả năng này.
3. Ốc sên chân vảy, ốc sên chân giáp hay ốc sên thủy nhiệt là một loài động vật chân bụng có vỏ trong họ Peltospiridae sinh sống ở vùng đáy Ấn Độ Dương.
Con ốc sên này rất biết tận dụng môi trường xung quanh, nó bắt một loại vi khuẩn đặc biệt tạo nên vỏ và chân cho mình từ hợp chất sắt sunfua.
Chân của ốc sên trông như dây xích xe tăng, gồm nhiều lớp vảy xếp chồng lên nhau. Lớp vảy này còn có thể phóng ra một chất đặc biệt làm chệch hướng kẻ thù và cứu mạng con ốc khỏi bị ăn thịt.
4. Thú mỏ vịt là loài động vật độc đáo nhất trên Trái đất, theo khẳng định của nhiều nhà khoa học từng nghiên cứu về chúng. Nhìn xinh xắn đáng yêu vậy nhưng thú mỏ vịt có thể gây đau đớn nhờ nọc độc ở chân.
Thực tế có rất ít loài thú sở hữu khả năng tiết nọc độc, vốn là chuyện thường ngày ở bò sát hay côn trùng. Và cũng không giống các loài đó, nọc của thú mỏ vịt không nằm ở răng hay trong bụng mà nằm ở chân sau của con đực.
Các nhà khoa học nói rằng, các con đực dùng loại độc này để đánh nhau giành con cái trong mùa sinh sản.
5. Thằn lằn Basilisk còn được gọi với cái tên là thằn lằn Chúa Giêsu Kito do khả năng đáng kinh ngạc của mình là có thể… chạy như bay trên mặt nước.
Thân hình của những con thằn lằn này rất nhẹ. Giữa các ngón chân có một màng mỏng khi chạy trên nước chúng xòe ra. Chúng chạy bằng hai chân sau và lấy đuôi làm thăng bằng, cho tới khi hết sức chúng tự cho chìm xuống nhưng cũng không thể chết đuối vì chúng bơi rất giỏi. Những đường vân của chân thằn lằn có chức năng là “tóm lấy” không khí, đẩy con vật lên cao và tiến về phía trước đấy.
Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News
Thùy Dung (T.H)