Những bàn tay tài hoa của làng điêu khắc gỗ Nhân Hiền

Nhân Hiền (xã Nhân Hiền, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa là một ngôi làng nổi tiếng về nghề điêu khắc gỗ và đá thủ công. Bằng đôi bàn tay tài hoa và khéo léo, nghề điêu khắc ở Nhân Hiền truyền từ đời này sang đời khác, đến nay vẫn giữ được truyền thống là một làng làm nghề điêu khắc gỗ tinh xảo, được biết đến rộng rãi trên khắp cả nước.

Từ xa xưa, làng nghề điêu khắc gỗ Nhân Hiền đã có nhiều đội thợ giỏi được tham gia xây dựng các công trình lớn như đình, chùa ở trong vùng lẫn cả nước.

Từ xa xưa, làng nghề điêu khắc gỗ Nhân Hiền đã có nhiều đội thợ giỏi được tham gia xây dựng các công trình lớn như đình, chùa ở trong vùng lẫn cả nước.

Thế kỷ XVIII, XIX ở làng có nhiều nghệ nhân giỏi được cử vào kinh thành Huế phục vụ việc xây dựng cung đình, lăng tẩm…

Thế kỷ XVIII, XIX ở làng có nhiều nghệ nhân giỏi được cử vào kinh thành Huế phục vụ việc xây dựng cung đình, lăng tẩm…

Người dân trong làng luôn mang trong mình tự hào của nghề điêu khắc.

Người dân trong làng luôn mang trong mình tự hào của nghề điêu khắc.

Đi một vòng quanh thôn Nhân Hiền, phóng viên được tận mắt chứng kiến không gian làng nghề nhộn nhịp, sôi động trước Tết Nguyên đán chừng 2 tháng.

Đi một vòng quanh thôn Nhân Hiền, phóng viên được tận mắt chứng kiến không gian làng nghề nhộn nhịp, sôi động trước Tết Nguyên đán chừng 2 tháng.

Từ trong các ngôi nhà vọng ra tiếng đục đẽo lách cách, đều đặn; tiếng cưa máy kêu vo vo, tiếng chạm khắc nhịp nhàng vang lên từ khắp các con ngõ nhỏ trong làng.

Từ trong các ngôi nhà vọng ra tiếng đục đẽo lách cách, đều đặn; tiếng cưa máy kêu vo vo, tiếng chạm khắc nhịp nhàng vang lên từ khắp các con ngõ nhỏ trong làng.

Nếu đến đây lần đầu, khách có thể dễ dàng vừa đi vừa nhìn thấy bên trong các ngôi nhà, từng hộ lao động đang miệt mài, chăm chỉ đưa từng nhát đục, nhát đẽo thoăn thoắt cần mẫn trên mỗi thớ gỗ.

Nếu đến đây lần đầu, khách có thể dễ dàng vừa đi vừa nhìn thấy bên trong các ngôi nhà, từng hộ lao động đang miệt mài, chăm chỉ đưa từng nhát đục, nhát đẽo thoăn thoắt cần mẫn trên mỗi thớ gỗ.

Để có được một sản phẩm điêu khắc hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua các công đoạn từ khâu chọn nguyên, vật liệu cho đến phác thảo bản vẽ pho tượng rồi mới bắt tay vào chế tác.

Để có được một sản phẩm điêu khắc hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua các công đoạn từ khâu chọn nguyên, vật liệu cho đến phác thảo bản vẽ pho tượng rồi mới bắt tay vào chế tác.

Quá trình sản xuất đòi hỏi người thợ phải tập trung tối đa, từng động tác thật tỉ mỉ, bảo đảm đạt được sự chuẩn mực trong từng chi tiết của sản phẩm.

Quá trình sản xuất đòi hỏi người thợ phải tập trung tối đa, từng động tác thật tỉ mỉ, bảo đảm đạt được sự chuẩn mực trong từng chi tiết của sản phẩm.

Mỗi sản phẩm như vậy, người thợ tùy theo cấu trúc của bức tượng rồi sử dụng đôi bàn tay khéo léo của mình điều chỉnh từng đường cưa, nhát đục, nhát đẽo theo từng góc độ sản phẩm yêu cầu.

Mỗi sản phẩm như vậy, người thợ tùy theo cấu trúc của bức tượng rồi sử dụng đôi bàn tay khéo léo của mình điều chỉnh từng đường cưa, nhát đục, nhát đẽo theo từng góc độ sản phẩm yêu cầu.

Độ đậm nhạt trên bức tượng cũng được thể hiện qua đôi tay đưa lên đặt xuống chính xác của người thợ.

Độ đậm nhạt trên bức tượng cũng được thể hiện qua đôi tay đưa lên đặt xuống chính xác của người thợ.

Tác phẩm điêu khắc phải chứa đựng nhiều cảm xúc, thể hiện cái hồn của nhân vật được mô tả của tượng dân gian.

Tác phẩm điêu khắc phải chứa đựng nhiều cảm xúc, thể hiện cái hồn của nhân vật được mô tả của tượng dân gian.

Kim Tiến

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/nhung-ban-tay-tai-hoa-cua-lang-dieu-khac-go-nhan-hien-149235.html