Những bảo vật vô giá của ngôi chùa nổi tiếng nhất Cố đô Huế

Là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất Cố đô Huế cũng như toàn miền Trung, chùa Thiên Mụ không chỉ có kiến trúc hoàn mỹ, cảnh quan ấn tượng, mà còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử có giá trị đặc biệt.

1. Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được đánh giá là quả chuông cổ đẹp và tinh xảo bậc nhất Việt Nam. Theo các dòng chữ khắc trên chuông, hiện vật này được chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc năm 1710 để cúng dường Tam bảo chủa Thiên Mụ.

1. Đại hồng chung chùa Thiên Mụ được đánh giá là quả chuông cổ đẹp và tinh xảo bậc nhất Việt Nam. Theo các dòng chữ khắc trên chuông, hiện vật này được chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc năm 1710 để cúng dường Tam bảo chủa Thiên Mụ.

Chuông cao 188 cm chưa tính quai, đường kính miệng 140 cm, đường kính thân 114,6 cm, trọng lượng 1.985,8kg, được tạo hình cân đối, hoa văn và những mô-típ trên thân được chạm trổ tinh vi, sắc nét.

Chuông cao 188 cm chưa tính quai, đường kính miệng 140 cm, đường kính thân 114,6 cm, trọng lượng 1.985,8kg, được tạo hình cân đối, hoa văn và những mô-típ trên thân được chạm trổ tinh vi, sắc nét.

Các nhà nghiên cứu đánh giá, các mô-típ trang trí trên Đại hồng chung chùa Thiên Mụ thể hiện tính tổng hợp và dung hòa cả ba luồng tư tưởng lớn của Á Đông là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo.

Các nhà nghiên cứu đánh giá, các mô-típ trang trí trên Đại hồng chung chùa Thiên Mụ thể hiện tính tổng hợp và dung hòa cả ba luồng tư tưởng lớn của Á Đông là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo.

Vào năm 2013, đại hồng chung chùa Thiên Mụ đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam tại Quyết định số 2599/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Vào năm 2013, đại hồng chung chùa Thiên Mụ đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam tại Quyết định số 2599/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2. Bia Ngự kiến Thiên Mụ tự được chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng tại chùa Thiên Mụ vào năm 1715. Hiện vật gồm có phần bia cao 3,89 mét, rộng 1,68 mét, dày 0,25 mét; đế bia hình rùa dài 2,24 mét, rộng 1,65 mét, cao 0,66 mét; bệ bia hình vuông mỗi cạnh dài 1,73 mét, cao 0,52 mét.

2. Bia Ngự kiến Thiên Mụ tự được chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng tại chùa Thiên Mụ vào năm 1715. Hiện vật gồm có phần bia cao 3,89 mét, rộng 1,68 mét, dày 0,25 mét; đế bia hình rùa dài 2,24 mét, rộng 1,65 mét, cao 0,66 mét; bệ bia hình vuông mỗi cạnh dài 1,73 mét, cao 0,52 mét.

Bia được ghép từ hai tấm đá lớn, thuộc hai loại đá khác nhau. Trán bia làm bằng cẩm thạch trắng, chạm nổi đồ án “long vân”, “thủy ba”. Phần thân bia làm bằng sa thạch màu xám. Lòng thân khắc bài ký và minh của chúa Nguyễn Phúc Chu, gồm 1.250 chữ Hán

Bia được ghép từ hai tấm đá lớn, thuộc hai loại đá khác nhau. Trán bia làm bằng cẩm thạch trắng, chạm nổi đồ án “long vân”, “thủy ba”. Phần thân bia làm bằng sa thạch màu xám. Lòng thân khắc bài ký và minh của chúa Nguyễn Phúc Chu, gồm 1.250 chữ Hán

Đây là tấm bia đá có kích thước đồ sộ nhất trong số các bia đá thời chúa Nguyễn còn được lưu giữ. Hiện vật có nhiều giá trị về văn hóa, với hình thức trang trí và kỹ thuật điêu khắc phản ánh sự kế thừa từ mỹ thuật thời Lê - Trịnh, đồng thời vẫn mang nét riêng của phong cách thời Nguyễn.

Đây là tấm bia đá có kích thước đồ sộ nhất trong số các bia đá thời chúa Nguyễn còn được lưu giữ. Hiện vật có nhiều giá trị về văn hóa, với hình thức trang trí và kỹ thuật điêu khắc phản ánh sự kế thừa từ mỹ thuật thời Lê - Trịnh, đồng thời vẫn mang nét riêng của phong cách thời Nguyễn.

Vào năm 2020, bia Ngự kiến Thiên Mụ đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam tại Quyết định số 88/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Vào năm 2020, bia Ngự kiến Thiên Mụ đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam tại Quyết định số 88/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3. Chùa Thiên Mụ là nơi lưu giữ một chiếc xe hơi cũ có lịch sử đặc biệt. Đó là một chiếc xe thuộc mẫu Austin A95 Westminster, biển số DBA-599. Đây chính là chiếc xe chở Hòa thượng Thích Quảng Ðức đến địa điểm tự thiêu ở Sài Gòn ngày 11/6/1963.

3. Chùa Thiên Mụ là nơi lưu giữ một chiếc xe hơi cũ có lịch sử đặc biệt. Đó là một chiếc xe thuộc mẫu Austin A95 Westminster, biển số DBA-599. Đây chính là chiếc xe chở Hòa thượng Thích Quảng Ðức đến địa điểm tự thiêu ở Sài Gòn ngày 11/6/1963.

Nhà báo David Halberstam của tờ New York Times đã tường thuật về sự kiện này như sau: “...Ngài Thích Quảng Đức từ trong xe hơi bước ra cùng với hai vị sư khác. Một vị trải một tấm nệm trên đường, còn vị kia thì mở thùng sau xe lấy ra một cái can loại đựng 5 ga-lông xăng...”.

Nhà báo David Halberstam của tờ New York Times đã tường thuật về sự kiện này như sau: “...Ngài Thích Quảng Đức từ trong xe hơi bước ra cùng với hai vị sư khác. Một vị trải một tấm nệm trên đường, còn vị kia thì mở thùng sau xe lấy ra một cái can loại đựng 5 ga-lông xăng...”.

“...Trong lúc đoàn diễu hành vây tròn quanh, Ngài Thích Quảng Đức lặng lẽ ngồi xuống tấm nệm, trong tư thế tọa thiền. Vị sư đi theo tưới xăng từ can lên đầu Ngài. Ngài lần chuỗi hạt và niệm Nam Mô A Di Đà Phật trước khi quẹt một cây diêm và tự châm vào người...”.

“...Trong lúc đoàn diễu hành vây tròn quanh, Ngài Thích Quảng Đức lặng lẽ ngồi xuống tấm nệm, trong tư thế tọa thiền. Vị sư đi theo tưới xăng từ can lên đầu Ngài. Ngài lần chuỗi hạt và niệm Nam Mô A Di Đà Phật trước khi quẹt một cây diêm và tự châm vào người...”.

Với lai lịch của mình, chiếc xe Austin A95 Westminster ở chùa Thiên Mụ đã trở thành một biểu tượng lịch sử cùng với bức ảnh làm cả thế giới chấn động về sự hi sinh cao cả của Hòa thượng Thích Quảng Đức.

Với lai lịch của mình, chiếc xe Austin A95 Westminster ở chùa Thiên Mụ đã trở thành một biểu tượng lịch sử cùng với bức ảnh làm cả thế giới chấn động về sự hi sinh cao cả của Hòa thượng Thích Quảng Đức.

Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-bao-vat-vo-gia-cua-ngoi-chua-noi-tieng-nhat-co-do-hue-2013723.html