Những biện pháp đặc biệt của Bộ Tài chính Mỹ có thể ngăn thảm họa vỡ nợ
Sau khi nợ công của Mỹ chính thức chạm mức trần vào ngày 19/1, Bộ Tài chính nước này sẽ buộc phải áp dụng các 'biện pháp đặc biệt' nhằm đảm bảo chính quyền liên bang có thể tiếp tục thanh toán các khoản trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo các biện pháp đặc biệt này sẽ chỉ kéo dài thời gian cho Quốc hội và có thể chỉ có hiệu lực đến tháng 6. Đến thời điểm đó, chính phủ Mỹ sẽ vỡ nợ, buộc phải cắt giảm ngân sách chính phủ liên bang và có khả năng khiến đất nước rơi vào suy thoái ngay lập tức.
Vậy những biện pháp đặc biệt của Bộ Tài chính đề xuất có thể ngăn chặn thảm họa trên là gì?
Trong một bức thư gần đây gửi cho Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, nữ Bộ trưởng Yellen đã liệt kê một số các biện pháp tiềm năng.
Cắt giảm phúc lợi
Bộ trưởng Yellen cho biết bà sẽ tạm ngừng chi cho một số chương trình phúc lợi quan trọng dành cho nhân viên chính phủ liên bang và cựu nhân viên , bao gồm hạn chế các khoản đầu tư hiện có và tạm dừng các khoản đầu tư mới vào Quỹ Hưu trí và Người khuyết tật của Dịch vụ Dân sự, Quỹ Phúc lợi Y tế Hưu trí của Dịch vụ Bưu chính, cũng như tạm dừng tái đầu tư vào Quỹ đầu tư Bảo hiểm Chính phủ của Hệ thống hưu trí nhân viên liên bang.
Chuyển đổi thanh toán
Bộ Tài chính cũng có thể chuyển tiền tạm thời giữa các cơ quan chính phủ và các ban ngành khác nhau để thực hiện thanh toán khi đến hạn, nhằm tối đa hóa việc sử dụng số tiền đã được dành riêng cho chi tiêu.
Ưu tiên trái chủ
Một khả năng khác là Bộ Tài chính có thể ưu tiên trả lại tiền cho những người nắm giữ trái phiếu, điều này có thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng vỡ nợ, nhưng sẽ dẫn đến hết việc các chương trình liên bang mất nguồn tài trợ và điều này có thể gây ra sự hỗn loạn về xã hội, kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, theo một số phương tiện truyền thông Mỹ, việc ưu tiên như vậy có thể không thực hiện được do Bộ Tài chính đã áp dụng một hệ thống tự động.
Đúc đồng xu trị giá 1.000 tỷ USD
Vào năm 2013, số nợ của chính phủ Mỹ lên đến hơn 16,3 nghìn tỷ USD. Vì vậy, Bộ Ngân khố của nước này đã dự định đặt tiền xu với giá 1.000 tỷ USD để giảm số nợ. Tuy nhiên, giải pháp này đã được nữ Bộ trưởng Yellen bác bỏ, cho rằng đó chỉ là một “mánh lới quảng cáo”. Điều quan trọng là Quốc hội phải chứng tỏ với thế giới rằng có thể tin tưởng việc Mỹ có khả năng trả các khoản nợ của chính mình. Theo một điều luật năm 1997, Bộ Tài chính được phép đục một đồng xu kỷ niệm với bất kỳ giá trị nào. Tuy nhiên, việc đó không áp dụng cho mục đích giảm nợ công.
“Việc phát hành một đồng xu giá trị lớn tương đương với việc yêu cầu Cục Dự trữ Liên bang (FED) in tiền để trang trải các khoản thâm hụt mà Quốc hội không muốn trang trải bằng cách phát hành nợ. Điều này gây tổn hại đến tính độc lập của chính sách tiền tệ và tài khóa của FED”, bà Yellen lý giải.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Nếu Quốc hội quyết định thông qua dự luật mới nâng mức trần nợ trước khi chính phủ Mỹ vỡ nợ, thì khoản chi tiêu hiện tạm dừng sẽ được khôi phục. Mức trần nợ hiện tại là 31,4 nghìn tỷ USD và đã được nâng lên vào năm 2021.
Quốc hội đã tạo ra mức trần trong Chiến tranh thế giới thứ nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thông qua các dự luật chi tiêu lớn và thường xuyên nhằm tài trợ cho việc chuẩn bị chiến tranh.
Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, những người theo phe bảo thủ phản đối việc chính phủ liên bang chi tiêu cho các chương trình xã hội đã biến trần nợ thành vũ khí chính trị, đe dọa đất nước với thảm họa kinh tế nếu việc cắt giảm chi tiêu theo yêu cầu của họ không được đồng ý.
Nếu Quốc hội không thể tìm ra cách giải quyết bế tắc khi hết các biện pháp đặc biệt, Mỹ sẽ chính thức vỡ nợ - điều mà chưa từng xảy ra trước đây.