Những biện pháp ngăn chặn nước ngập vào nhà

Mưa lớn kéo dài những ngày gần đây khiến nhiều tỉnh thành rơi vào cảnh ngập lụt khắp nơi ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Vậy cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

Ngày 11/9, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia đã phát đi bản tin thông báo lũ trên sông Hồng ở thành phố Hà Nội.

Theo đó, mực nước sông Hồng đang lên nhanh. Lúc 0 giờ ngày 11-9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,54m, trên báo động 2 là 0,04m.

Lũ lên cao gây ngập lụt, cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ tại Hà Nội ở cấp 2 (ảnh chụp lúc 7h52). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Lũ lên cao gây ngập lụt, cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ tại Hà Nội ở cấp 2 (ảnh chụp lúc 7h52). Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Dự báo, mực nước sông Hồng tiếp tục lên. Đến 1 giờ ngày 11-9, mực nước sông Hồng tại Hà Nội là 10,60m, trên báo động 2 là 0,10m. Lúc 7 giờ ngày 11/9, trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,70m, trên báo động 2 là 0,20m. Lúc 13 giờ ngày 11/9, trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,75m, trên báo động 2 là 0,25m. Đến 19 giờ ngày 11/9, trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,75m, trên báo động 2 là 0,25m.

Các chuyên gia cảnh báo, lũ trên sông đang lên cao gây ngập lụt, sạt lở đất ở vùng ven sông; nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê thuộc các quận/huyện: Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Trì, Gia Lâm, Long Biên, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Đông Anh…

Cảnh báo độ rủi ro thiên tai do lũ cấp 2.

Mực nước trong sông đang ở mức cao, mực nước lũ gây ngập lụt sâu, ngập lụt vùng ven sông, vùng trũng thấp ở một số khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nhiều vùng dân cư của địa phương có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân tại một số khu vực thuộc các quận/huyện: Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Trì, Gia Lâm, Long Biên, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Đông Anh…

Trước những cảnh báo ngập lụt mức độ cao, người dân nên có sự chuẩn bị nhằm ứng phó với những tình huống bất lợi có thể xảy ra.

Một số biện pháp ngăn chặn nước vào nhà có thể mang lại hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại cho ngập lụt gây ra.

Sử dụng bao cát

Khi trời mưa bắt đầu lớn, bạn hãy nhanh chóng đặt bao cát ở ngay trước cửa chính hoặc những vị trí nước có khả năng tràn vào. Vì cát khi ướt sẽ tạo ra độ kết dính cao, hạn chế tối đa nguồn nước chảy vào nhà. Do đó, sử dụng bao cát là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn tình trạng tạo “hồ bơi” trong nhà.

Nước sông Hồng gây ngập tại phố Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng (ảnh chụp sáng 11/9). Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Nước sông Hồng gây ngập tại phố Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng (ảnh chụp sáng 11/9). Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Sử dụng thanh gỗ

Đối với một vài tình trạng bị ngập nặng, việc sử dụng bao cát hay thanh gỗ chỉ là những biện pháp nhất thời, có hiệu quả trong một thời gian ngắn. Chính vì thế, để mang đến kết quả triệt để hơn, bạn nên mua xi măng và cát về đắp cho nền nhà cao hơn so với mặt đường. Đồng thời kết hợp với bao cát và thanh gỗ để ngăn nước ngập hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này khá là tốn kém về mặt tiền bạc và thời gian.

Sử dụng cửa chống ngập

Là sản phẩm thay thế vô cùng tiện lợi của gờ chắn nước, các loại cửa chống ngập trên thị trường đa số khá dễ dàng trong việc lắp đặt và di dời. Bạn có thể linh hoạt tháo lắp mỗi khi mưa đến để vừa chống nước ngập vào nhà hiệu quả, vừa không ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình

Thường xuyên thông tắc cống

Thường xuyên thông tắc cống trước khi vào mùa mưa để hạn chế tình trạng ngập úng. Cống thường tắc nghẽn do rác thải lâu ngày nên cần thống tắc để hoạt động hiệu quả hơn.

An Ngọc (tổng hợp)

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/nhung-bien-phap-ngan-chan-nuoc-ngap-vao-nha/346624.html