Tên ga Hàng Cỏ có nguồn gốc từ tên phố, nơi có khu đất hoang dùng làm nơi bán có nuôi ngựa.
Năm 1902, ga Hàng Cỏ được khánh thành và đưa vào khai thác cùng với cầu Long Biên. Người Pháp xây dựng công trình này nhằm kiến thiết cơ sở hạ tầng ở Đông Dương.
Một nhà ga xe lửa hiện đại với những con tàu chạy trên đường sắt lần đầu tiên đã hiện diện ở Hà Nội.
Tên ga Hàng Cỏ có nguồn gốc từ tên phố, nơi có khu đất hoang dùng làm nơi bán có nuôi ngựa. Bức ảnh quý không chỉ ở chỗ nó lưu lại hình ảnh ban đầu của nhà ga với một khối nhà chính và hai cánh một tầng hai bên, mà còn chứng minh cho sự tồn tại của cái chợ cỏ gần đó qua hình ảnh những phụ nữ rảo bước với gánh cỏ trên vai.
Là nhà ga xuất phát của con đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn thuở ban đầu, rồi đường Hà Nội - Hải Phòng (1903), Hà Nội - Lào Cai (1905). Cùng với sự phát triển của mạng lưới đường sắt, quy mô nhà ga cũng thay đổi. Hai cánh được nâng nên thành hai tầng nối với hai khối nhà mới.
Hình ảnh sảnh chính nhà ga trong ngày toàn quyền Đông Dương khánh thành tuyến đường bộ qua cầu Long Biên
Năm 1902 khi khánh thành Cầu Doumer (tức cầu Long Biên) qua sông Hồng thì ga Hàng Cỏ hoàn thành, đưa vào sử dụng với những ki-lô-mét đường sắt đầu tiên sang Gia Lâm. Ảnh chụp từ phố Hàng Cỏ (thời Pháp gọi là Đại lộ Gambetta), dòng lưu bút đề ngày 5/9/1903. Số lượng cửa sổ tầng mái khối nhà chính cho biết khi đó hình dáng nhà ga chưa có gì thay đổi so với ban đầu
Phố Hàng Lọng (Lê Duẩn ngày nay) chạy qua trước cửa ga từng có tên là Đường Quan Lộ, có nghề làm lọng , làm ô, làm kiệu. Trong ảnh đoạn đầu phố còn có nhà , đoạn từ phố Hàng Cỏ (Trần Hưng Đạo ngày nay) về phía Khâm Thiên vẫn là những khu đất trống.
Trên sân ga
Lúc đầu ga Hàng Cỏ nằm trong diện tích hơn 21 ha, trong đó diện tích xây dựng là 105.000 m2 nhà cửa, còn là sân ga, đường sắt, các nhánh đường cho các đoàn tàu tránh nhau, ăn khách, dỡ hàng.
Thành phố hiện đại hơn. Dường như sự phát triển của dẫy phố đối diện làm đường phố chật chội hơn nên các bức ảnh từ đây khó lấy được toàn cảnh nhà ga.
Cùng hướng chụp, thời điểm nhà ga vắng khách
Quang cảnh bên trong ga
Cửa chính ga Hà Nội với chiếc đồng hồ tồn tại đến tháng 12-1972. Trong cuộc tập kích 12 ngày đêm hủy diệt Hà Nội bằng đường không của Mỹ sảnh chính của nhà ga đã bị phá hủy. Sau đó, sảnh được xây lại theo kiến trúc mới vào năm 1976 và hoàn thành vào đúng dịp thông tuyến đường sắt Thống Nhất, nối hai miền Bắc - Nam sau 30 năm chia cắt.
Quang cảnh bên trong ga
Hãy so sánh bức ảnh cùng góc chụp phần đầu album.
Bên ngoài, trước cửa ga, tập trung rất đông xe tay chờ khách.
Nhiều năm trôi qua. Lối sống hiện đại thể hiện qua trang phục của người dân cũng như các phương tiện giao thông
Trong các hành khách chờ tầu có khá nhiều lính dõng
Trong sảnh chính nhà ga
Quảng trường ga. Cây cối phía đầu phố Hàng Lọng lên cao che khuất các ngôi nhà.
Bức không ảnh toàn cảnh ga Hàng Cỏ
Toa ăn uống trên xe lửa xuyên Việt do người Pháp tổ chức (năm 1921-1935).
Ngày 14-7-1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer quyết định xây dựng hệ thống đường sắt xuyên Đông Dương.
Cho đến tháng 8-1945 người Pháp đã hoàn thành tuyến đường sắt từ Vân Nam (Trung Hoa) tới Sài Gòn, Mỹ Tho tổng cộng dài 2.600 km là tuyến dài nhất trong hệ thống đường sắt ở các thuộc địa của Pháp.
Cầu Đume (tức cầu Long Biên) dài 1.682m và cầu treo Hàm Rồng (162m) là những công trình có quy mô và kỹ thuật thuộc loại tầm cỡ thế giới.
Trình độ vận hành trên tuyến Hà Nội - Sài Gòn đạt tốc độ trung bình 43 km/giờ (tức là đi hết 40 giờ) đã đạt trình độ tiên tiến so với kỹ thuật đương thời.
Ảnh: Tàu hỏa Hà Nội-Hải Phòng đang chạy qua cầu Phú Lương, Hải Dương. Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng dài 102 km được Pháp khởi công xây dựng từ năm 1901.
Ga Hàng Cỏ (Hà Nội) những năm 1921-1935.
Vào khoảng năm 1895, người Pháp đã chọn khu chợ Hàng Cỏ bên bãi đua ngựa để xây dựng nhà ga, xúc tiến mạnh mẽ kế hoạch của Toàn quyền Đông Dương lúc bây giờ là Paul Dumer.
Vào năm 1902, lần đầu tiên, người Hà Nội được nhìn thấy một nhà ga xây cao theo kiểu phương Tây, không có những anh lính lệ đội nón dấu của triều đình mà là những công nhân hỏa xa với chiếc mũ lưỡi trai thổi còi, đưa đón sức mạnh mới của đầu máy máy hơi nước.
Ga Hàng Cỏ là trung tâm, từ đây tỏa đi các tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa đi khắp Đông Dương.
Năm khánh thành ga Hàng Cỏ cũng là năm khánh thành cây cầu vượt sông Hồng lúc đầu tên là Doumer, sau là cầu Long Biên (1902) tiếp đó có đường Hà Nội - Hải Phòng (4-1903), Hà Nội - Lào Cai (4-1905), đến năm 1936 tức là ba mươi năm sau con đường sắt xuyên Việt mới hoàn toàn xong, nối những đoạn đứt nối lại với nhau (1936).
Đến năm 1936 hoàn thành tuyến đường sắt xuyên Việt và tạo thành một mạng lưới gồm nhiều tuyến có tổng chiều dài khoảng 2.500km tương đương như hiện nay (2.600km).
Theo Tranthanhnhan1963c.blogspot