Những câu chuyện về ngựa lừng danh sử sách

Ngựa Bạch Long, Bạch Mã, ngựa sắt của Thánh Gióng… đã đi vào sử sách thế giới với những chiến tích và khả năng tuyệt vời.

1. Ngựa sắt của Thánh Gióng. "Thánh Gióng" từ lâu đã trở thành câu chuyện vô cùng thân thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Trong đó, hình tượng chú ngựa sắt có khả năng thét ra lửa được xem là biểu tượng cho sức mạnh phi thường.

1. Ngựa sắt của Thánh Gióng. "Thánh Gióng" từ lâu đã trở thành câu chuyện vô cùng thân thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Trong đó, hình tượng chú ngựa sắt có khả năng thét ra lửa được xem là biểu tượng cho sức mạnh phi thường.

Ngựa sắt đã cùng Thánh Gióng đánh tan quân địch. Sau khi đánh đuổi quân giặc ra khỏi bờ cõi, Thánh Gióng cưỡi ngựa đến hướng núi Sóc Sơn rồi từ từ bay thẳng lên trời.

Ngựa sắt đã cùng Thánh Gióng đánh tan quân địch. Sau khi đánh đuổi quân giặc ra khỏi bờ cõi, Thánh Gióng cưỡi ngựa đến hướng núi Sóc Sơn rồi từ từ bay thẳng lên trời.

2. Ngựa Bạch Long của Đường Tam Tạng. Theo cuốn "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân, Đường Tăng đã cưỡi một con ngựa trắng cùng các đồ đệ đi đến Tây Thiên thỉnh kinh. Một lần, khi đi qua vùng núi sông hiểm trở, Đường Tăng và các đồ đệ gặp phải một con rồng trắng. Do đang lúc bụng đói, con rồng đã ăn thịt con ngựa của Đường Tăng. Quá tức giận, Tôn Ngộ Không định ra tay giết chết con rồng.

2. Ngựa Bạch Long của Đường Tam Tạng. Theo cuốn "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân, Đường Tăng đã cưỡi một con ngựa trắng cùng các đồ đệ đi đến Tây Thiên thỉnh kinh. Một lần, khi đi qua vùng núi sông hiểm trở, Đường Tăng và các đồ đệ gặp phải một con rồng trắng. Do đang lúc bụng đói, con rồng đã ăn thịt con ngựa của Đường Tăng. Quá tức giận, Tôn Ngộ Không định ra tay giết chết con rồng.

 Ngay lúc ấy, Bồ Tát đã hiện ra ngăn cản Tôn Ngộ Không. Sau đó, Bồ Tát đã hóa con rồng thành một chú ngựa trắng giống hệt con bạch mã đã bị ăn thịt và gọi nó là Bạch Long. Theo truyền thuyết, trước khi bị biến thành ngựa trắng do mắc tội làm hỏng ngọc minh châu của Ngọc hoàng Thượng đế, Bạch Long chính là Thái tử Ngao Nhuận của Long Vương Tây Hải.

Ngay lúc ấy, Bồ Tát đã hiện ra ngăn cản Tôn Ngộ Không. Sau đó, Bồ Tát đã hóa con rồng thành một chú ngựa trắng giống hệt con bạch mã đã bị ăn thịt và gọi nó là Bạch Long. Theo truyền thuyết, trước khi bị biến thành ngựa trắng do mắc tội làm hỏng ngọc minh châu của Ngọc hoàng Thượng đế, Bạch Long chính là Thái tử Ngao Nhuận của Long Vương Tây Hải.

3. Ngựa Bạch Mã của Thái tử Tây Hạ. Theo truyền thuyết của người Trung Quốc, Thái tử Tây Hạ (một nước nhỏ phía Tây Trung Quốc thời nhà Tống) là Nguyên Hạo đã suýt mất mạng khi đang trên đường trở về nước sau chuyến nghị hòa với nước Thổ Phồn.

3. Ngựa Bạch Mã của Thái tử Tây Hạ. Theo truyền thuyết của người Trung Quốc, Thái tử Tây Hạ (một nước nhỏ phía Tây Trung Quốc thời nhà Tống) là Nguyên Hạo đã suýt mất mạng khi đang trên đường trở về nước sau chuyến nghị hòa với nước Thổ Phồn.

Một toán quân mai phục bên đường đã bày mưu sát hại Thái tử Tây Hạ. Thật may mắn, khi đến gần nơi quân địch mai phục, ngựa Bạch Mã đã hí vang trời, chổng hai vó trước lên cao, không chịu đi tiếp. Nguyên Hạo đành phải rẽ đi lối khác, nhờ đó mà tránh được hiểm nguy.

Một toán quân mai phục bên đường đã bày mưu sát hại Thái tử Tây Hạ. Thật may mắn, khi đến gần nơi quân địch mai phục, ngựa Bạch Mã đã hí vang trời, chổng hai vó trước lên cao, không chịu đi tiếp. Nguyên Hạo đành phải rẽ đi lối khác, nhờ đó mà tránh được hiểm nguy.

4. Ngựa Bạch Long của danh tướng thời Tam Quốc Triệu Vân (hay còn gọi là Triệu Tử Long). Triệu Vân là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán. Trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, ông được mệnh danh là một trong “ngũ hổ tướng” của Lưu Bị. Bạch Long mã của Triệu Vân mặc dù không được đánh giá cao bằng những chú ngựa Xích Thố hay Đích Lô nhưng nó lại là con ngựa đẹp và sức mạnh đáng nể.

4. Ngựa Bạch Long của danh tướng thời Tam Quốc Triệu Vân (hay còn gọi là Triệu Tử Long). Triệu Vân là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán. Trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, ông được mệnh danh là một trong “ngũ hổ tướng” của Lưu Bị. Bạch Long mã của Triệu Vân mặc dù không được đánh giá cao bằng những chú ngựa Xích Thố hay Đích Lô nhưng nó lại là con ngựa đẹp và sức mạnh đáng nể.

Ngựa Bạch Long đã giúp danh tướng Triệu Vân lập nên nhiều chiến công hiển hách. Cụ thể, trong trận Đương Dương Tràng Bản, Triệu Vân đã một mình cưỡi Bạch Long mã phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào, lấy được thanh gươm báu Thanh Công. Đó là thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo. Nó có thể chém gãy các loại binh khí.

Ngựa Bạch Long đã giúp danh tướng Triệu Vân lập nên nhiều chiến công hiển hách. Cụ thể, trong trận Đương Dương Tràng Bản, Triệu Vân đã một mình cưỡi Bạch Long mã phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào, lấy được thanh gươm báu Thanh Công. Đó là thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo. Nó có thể chém gãy các loại binh khí.

 5. Ngựa Ô Chuy của Tây Sở Bá vương Hạng Vũ (hay còn gọi là Hạng Võ). Con ngựa của Hạng Vũ là chiến mã lông đen tuyền, to lớn và vô cùng khỏe mạnh. Sau khi bại trận dưới tay Hán vương Lưu Bang, Hạng Vũ đã dùng kiếm tự sát bên bờ Ô Giang.

5. Ngựa Ô Chuy của Tây Sở Bá vương Hạng Vũ (hay còn gọi là Hạng Võ). Con ngựa của Hạng Vũ là chiến mã lông đen tuyền, to lớn và vô cùng khỏe mạnh. Sau khi bại trận dưới tay Hán vương Lưu Bang, Hạng Vũ đã dùng kiếm tự sát bên bờ Ô Giang.

Khi thấy chủ nhân tự sát, ngựa Ô Chuy đã nhảy xuống sông Ô Giang chết theo. Chính vì vậy, nó được đánh giá là một chú ngựa trung nghĩa sắt son, hết lòng vì chủ. Ảnh minh họa.

Khi thấy chủ nhân tự sát, ngựa Ô Chuy đã nhảy xuống sông Ô Giang chết theo. Chính vì vậy, nó được đánh giá là một chú ngựa trung nghĩa sắt son, hết lòng vì chủ. Ảnh minh họa.

Tâm Anh (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-cau-chuyen-ve-ngua-lung-danh-su-sach-296630.html