Những cây cầu nổi tiếng nhất Việt Nam thu hút du khách khám phá

Những cây cầu này không chỉ dùng để băng qua sông, chúng còn được đánh giá là những công trình kiến trúc độc đáo và trở thành biểu tượng cho sự phát triển của các thành phố...

Cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam bắc qua sông Tiền, Mỹ Thuận nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, nằm trên trục giao thông chính của đồng bằng sông Cửu Long. Cầu dài hơn 1,5 km, rộng gần 24 m, hai cầu dẫn mỗi bên 11 nhịp, mỗi nhịp 40 m. Độ cao thông thuyền là 37,5 m.

Cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam bắc qua sông Tiền, Mỹ Thuận nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, nằm trên trục giao thông chính của đồng bằng sông Cửu Long. Cầu dài hơn 1,5 km, rộng gần 24 m, hai cầu dẫn mỗi bên 11 nhịp, mỗi nhịp 40 m. Độ cao thông thuyền là 37,5 m.

Cầu Rồng được đánh giá là cây cầu có kiến trúc độc đáo với hình dáng con rồng vươn mình bay ra biển. Cầu được thiết kế và xây dựng với hình dạng của một con rồng có khả năng phun lửa và phun nước như thật. Cầu Rồng là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hàn.

Cầu Rồng được đánh giá là cây cầu có kiến trúc độc đáo với hình dáng con rồng vươn mình bay ra biển. Cầu được thiết kế và xây dựng với hình dạng của một con rồng có khả năng phun lửa và phun nước như thật. Cầu Rồng là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hàn.

Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18, nối Hòn Gai với Bãi Cháy qua eo Cửa Lục, ngăn cách vịnh Cửa Lục với vịnh Hạ Long, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là loại cầu dây văng một mặt phẳng dây, dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực có khẩu độ nhịp đạt kỷ lục thế giới về loại cầu này.

Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18, nối Hòn Gai với Bãi Cháy qua eo Cửa Lục, ngăn cách vịnh Cửa Lục với vịnh Hạ Long, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là loại cầu dây văng một mặt phẳng dây, dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực có khẩu độ nhịp đạt kỷ lục thế giới về loại cầu này.

Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Tại thời điểm hoàn thành, đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Tại thời điểm hoàn thành, đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Cầu Pá Uôn là cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Toàn cầu có 11 trụ, trong đó trụ chính của cầu cao tới 98,6m. Chiều cao toàn cầu tính từ cao độ đáy sông lên đến cao độ mặt cầu là 103,8m. Cầu nằm trên địa phận xã Chiềng Ơn, sát ngay thị trấn Phiêng Lanh, “thủ phủ” mới của huyện Quỳnh Nhai (Sơn La).

Cầu Pá Uôn là cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Toàn cầu có 11 trụ, trong đó trụ chính của cầu cao tới 98,6m. Chiều cao toàn cầu tính từ cao độ đáy sông lên đến cao độ mặt cầu là 103,8m. Cầu nằm trên địa phận xã Chiềng Ơn, sát ngay thị trấn Phiêng Lanh, “thủ phủ” mới của huyện Quỳnh Nhai (Sơn La).

Cầu quay sông Hàn là cầu quay duy nhất ở Việt Nam. Dài gần 500 m và rộng 12 m, cầu nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng). Hàng ngày, cứ đến 1h sáng, phần giữa của cầu lại quay 90 độ để mở đường cho tàu thuyền lớn qua lại. Điều này đem lại sự tò mò cho người dân và du khách đến thành phố này.

Cầu quay sông Hàn là cầu quay duy nhất ở Việt Nam. Dài gần 500 m và rộng 12 m, cầu nối liền hai tuyến đường trung tâm giữa quận Hải Châu và quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng). Hàng ngày, cứ đến 1h sáng, phần giữa của cầu lại quay 90 độ để mở đường cho tàu thuyền lớn qua lại. Điều này đem lại sự tò mò cho người dân và du khách đến thành phố này.

Cầu Vĩnh Tuy bắc qua Sông Hồng. Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam (135m so với cầu Thanh Trì là 130m). Tổng chiều dài gần 15 km. Phần cầu qua sông dài 3.690 m.

Cầu Vĩnh Tuy bắc qua Sông Hồng. Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam (135m so với cầu Thanh Trì là 130m). Tổng chiều dài gần 15 km. Phần cầu qua sông dài 3.690 m.

Nhật Tân là cây cầu dây văng dài nhất bắc qua sông Hồng (nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ). Phần cầu chính dài 3,7 km với thiết kế dây văng liên tục 5 trụ tháp (tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội), phần đường dẫn dài 5,1 km và rộng 60 m với 4 làn xe. Cầu Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục, nhiều nhịp trên thế giới áp dụng công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép… được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam.

Nhật Tân là cây cầu dây văng dài nhất bắc qua sông Hồng (nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ). Phần cầu chính dài 3,7 km với thiết kế dây văng liên tục 5 trụ tháp (tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội), phần đường dẫn dài 5,1 km và rộng 60 m với 4 làn xe. Cầu Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục, nhiều nhịp trên thế giới áp dụng công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép… được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam.

Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh bắc qua sông Sài Gòn nối quận 2 và quận 7, thuộc đường vành đai ngoài của TP. Hồ Chí Minh. Cầu Phú Mỹ không chỉ là một công trình trọng điểm của Việt Nam, mà còn là công trình cầu dây văng hiện đại nhất, trên thế giới chỉ có vài cây cầu.

Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh bắc qua sông Sài Gòn nối quận 2 và quận 7, thuộc đường vành đai ngoài của TP. Hồ Chí Minh. Cầu Phú Mỹ không chỉ là một công trình trọng điểm của Việt Nam, mà còn là công trình cầu dây văng hiện đại nhất, trên thế giới chỉ có vài cây cầu.

Cầu Thuận Phước trở thành cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam với 1.856m. Ý tưởng thiết kế ánh sáng cho cầu Thuận Phước mang hình tượng cánh chim vươn ra biển lớn, biểu tượng cho ý chí, khát khao phát triển không ngừng của con người Đà Nẵng.

Cầu Thuận Phước trở thành cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam với 1.856m. Ý tưởng thiết kế ánh sáng cho cầu Thuận Phước mang hình tượng cánh chim vươn ra biển lớn, biểu tượng cho ý chí, khát khao phát triển không ngừng của con người Đà Nẵng.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-cay-cau-noi-tieng-nhat-viet-nam-thu-hut-du-khach-kham-pha-post579753.antd