Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 1.2025

Tháng 1/2025, nhiều chính sách giáo dục quan trọng bắt đầu có hiệu lực. Nổi bật là các chính sách liên quan tới chương trình giáo dục phổ thông; kiểm định chất lượng giáo dục; đánh giá học sinh dựa trên việc tham gia giao thông; tiêu chí xếp loại học sinh...

Xe chở học sinh phải sơn màu vàng

Theo khoản 1 Điều 46 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 1.1.2025, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu gồm: có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe; có niên hạn sử dụng không quá 20 năm. Xe phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định.

Theo Nghị định 151/2024, từ 1.1.2025, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm.

 Từ tháng 1.2025, các xe ô tô kinh doanh vận tải chở học sinh phải sơn màu vàng

Từ tháng 1.2025, các xe ô tô kinh doanh vận tải chở học sinh phải sơn màu vàng

Với loại ôtô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ, xe phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chở học sinh đặt ở mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ.

Nghị định 151 cũng quy định mỗi xe cần bố trí tối thiểu một người quản lý trên mỗi xe ôtô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn khi đưa đón trẻ mầm non và tiểu học.

Đồng thời Nghị định 151 cũng quy định các nhà trường phải đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

Chấp hành luật trật tự an toàn giao thông là tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh

Cũng tại Nghị định 151, nêu rõ trách nhiệm của trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh.

 Chấp hành luật trật tự an toàn giao thông là tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh

Chấp hành luật trật tự an toàn giao thông là tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh

Các nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho học sinh, gia đình học sinh ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm các nội dung:

Học sinh không điều khiển xe mô tô khi chưa đủ điều kiện theo quy định, không điều khiển xe gắn máy khi chưa hoàn thành chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn; gia đình học sinh không giao xe cho học sinh điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhắc nhở con thực hiện đúng cam kết việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của học sinh khi tham gia giao thông.

Ngoài ra, nhà trường phải đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

Quy định mới về chất lượng giáo dục chuẩn quốc gia khối mầm non, phổ thông

Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT, sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông sẽ có hiệu lực từ ngày 25.1.2025.

Điểm nổi bật của thông tư là sửa đổi Tiêu chuẩn 3 về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, phù hợp với yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

 Thông tư 22 khuyến khích nhà trường phối hợp chặt chẽ với địa phương để đầu tư cơ sở vật chất

Thông tư 22 khuyến khích nhà trường phối hợp chặt chẽ với địa phương để đầu tư cơ sở vật chất

Đặc biệt, quy định chi tiết tiêu chuẩn đánh giá trường phổ thông có nhiều cấp học nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Thông tư cũng khuyến khích các nhà trường phối hợp chặt chẽ với địa phương để đầu tư cơ sở vật chất.

Ngoài ra, Thông tư bổ sung quy định về việc sử dụng minh chứng bằng văn bản điện tử trong kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận chuẩn quốc gia, giúp giảm thủ tục hành chính. Đồng thời, thực hiện phân cấp mạnh mẽ từ Bộ xuống UBND cấp tỉnh và Sở GD-ĐT, tăng tính chủ động cho địa phương.

Sửa đổi liên quan đến tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông

Thông tư 17/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 5.1.2025, sửa đổi và bổ sung một số điều của Quy định liên quan đến tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông, cũng như tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình.

Thông tư cập nhật các nội dung quan trọng như quy trình xây dựng và chỉnh sửa chương trình, cơ cấu ban xây dựng và chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông. Đặc biệt, để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong thẩm định, thông tư đưa ra quy định mới: “Người tham gia xây dựng hoặc chỉnh sửa dự thảo chương trình không được tham gia thẩm định chương trình đó”.

 Người tham gia xây dựng hoặc chỉnh sửa dự thảo chương trình không được tham gia thẩm định chương trình đó

Người tham gia xây dựng hoặc chỉnh sửa dự thảo chương trình không được tham gia thẩm định chương trình đó

Quy định này nhằm đảm bảo chất lượng và khách quan trong quy trình kiểm duyệt, đồng thời góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả của các chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới.

Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ

Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 5.1.2025, thay thế Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT, quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ thuộc trách nhiệm của Bộ GD-ĐT.

Thông tư này bao gồm các nội dung về xác định, tuyển chọn, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện, nghiệm thu, thanh lý, lưu giữ, chuyển giao và sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài cấp bộ. Các đề tài có thể được thực hiện theo phương thức tuyển chọn hoặc giao trực tiếp, với tối đa 10 thành viên tham gia và thời gian thực hiện không quá 24 tháng, trừ trường hợp đặc biệt được Bộ GD-ĐT phê duyệt.

Đối với các đề tài đã được phê duyệt theo Thông tư 11/2016, việc thực hiện sẽ tiếp tục theo quy định cũ cho đến khi hoàn thành.

Từ năm 2026, các đề tài mới sẽ áp dụng theo quy định tại Thông tư 15/2024, đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong quản lý khoa học và công nghệ cấp bộ.

Sửa đổi Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài

Thông tư 20/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 14.1.2025, sửa đổi và bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài, đặc biệt liên quan đến quy trình xử lý hồ sơ.

Đối với ứng viên đang công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương và được tuyển chọn theo học bổng ngân sách nhà nước: Cục Hợp tác quốc tế sẽ thông báo kết quả tiếp nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài, kèm thông tin về quy định và chế độ học bổng. Sau khi nhận được văn bản đồng ý từ cơ quan quản lý trực tiếp, Cục sẽ ra quyết định cử ứng viên đi học.

 Sửa đổi Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài

Sửa đổi Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài

Đối với ứng viên công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương nhưng được tuyển chọn theo học bổng do phía nước ngoài tài trợ: Cục sẽ gửi thông báo kết quả trúng tuyển đến ứng viên và cơ quan quản lý trực tiếp để hoàn thiện thủ tục.

Đối với ứng viên chưa có cơ quan công tác: Cục Hợp tác quốc tế sẽ trực tiếp ra quyết định cử đi học nước ngoài.

Quy định này nhằm làm rõ trách nhiệm và quy trình xử lý hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng viên đi học quốc tế.

Quốc Việt

Nguồn Đại Biểu Nhân Dân: https://daibieunhandan.vn/nhung-chinh-sach-giao-duc-co-hieu-luc-tu-thang-12025-post400956.html