Những con voi 'đặc biệt' ở Pù Mát

Ở Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) ngoài những đàn voi đang tung tăng trong đại ngàn thì còn có 4 chú voi 'đặc biệt' cũng đang được khách tham quan quan tâm, nhất là du khách nhí.

Bộ xương voi cái (60 tuổi) được trưng bày tại khuôn viên văn phòng Vườn quốc gia Pù Mát.

Bộ xương voi cái (60 tuổi) được trưng bày tại khuôn viên văn phòng Vườn quốc gia Pù Mát.

Phía trước nhà mô hình Bảo tàng thiên nhiên-văn hóa mở trong khuôn viên văn phòng Vườn quốc gia Pù Mát có trưng bày mẫu

Mẫu bộ xương con voi thứ nhất được chế tác từ cá thể voi hoang dã bị chết được phát hiện ngày 7/3/2024 tại khe Nóng, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (cũ), tỉnh Nghệ An. Đây là con voi cái đã già, khoảng 60 tuổi, sinh sống đơn lẻ chủ yếu ở rừng đặc dụng và rừng phòng hộ thuộc địa bàn các xã: Lục Dạ, Yên Khê, Chi Khê và Châu Khê (huyện Con Cuông cũ).

Con voi này cao 258 cm, nặng khoảng ba tấn và có nanh.

Mẫu bộ xương con voi thứ hai được chế tác từ cá thể voi hoang dã bị chết, được phát hiện ngày 13/05/2024 tại khe Ô, xã Môn Sơn (huyện Con Cuông cũ). Đây là con voi đực trưởng thành, khoảng 45-50 tuổi, trong đàn voi có 7-8 con ở phía Nam của Vườn quốc gia Pù Mát thuộc địa bàn xã Phúc Sơn và Môn Sơn.

 Cùng bộ xương voi đực trưởng thành (45-50 tuổi), có ngà dài hơn 30 cm.

Cùng bộ xương voi đực trưởng thành (45-50 tuổi), có ngà dài hơn 30 cm.

Con voi này cao 247cm, nặng khoảng ba tấn, có ngà bên phải dài khoảng 30cm, ngà bên trái bị gãy cụt.

Trong quá trình xử lý mẫu, phát hiện xương voi rất xốp (loãng xương) cả bốn chi đều bị gãy. Chi phải trước bị gãy trước đó và đã liền nhưng vết liền có mật độ canxi thấp (xương xốp, mềm). Hai chi sau bị biến dạng. Đây là nguyên nhân dẫn đến cái chết của con voi này.

Sau khi voi chết, Vườn quốc gia Pù Mát đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng Tổ chức bảo tồn động, thực vật hoang dã (FFI) Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam (SVW) tổ chức lấy mẫu xương, xử lý kỹ thuật và sau đó

Đến tham quan Vườn quốc gia Pù Mát ngoài việc được thăm"bệnh viện" cứu hộ các loài thú hoang dã - nơi đang điều trị thú bị thương, chăm sóc cho hàng chục lượt động vật hoang dã như hổ, vượn, khỉ... để chuẩn bị thả về tự nhiên thì du khách còn được tham quan hai mô hình mẫu bộ xương voi nói trên. Đây là những con voi từng sống ở trong đại ngàn Pù Mát hàng chục năm qua. Những bộ xương voi "khủng" này đã thu hút khá đông du khách, nhất là các du khách nhí.

Ngoài mẫu bộ xương hai con voi trên thì du khách đến tham quan tại khuôn viên văn phòng Vườn quốc gia Pù Mát còn được chứng kiến mô hình hai mẹ con voi “đặc biệt” được làm từ trong số 14.000 bẫy, dây bẫy các loại. Số bẫy chết chóc này được kiểm lâm cùng cán bộ bảo vệ rừng và người dân nhận khoán bảo vệ rừng tháo gỡ, tịch thu tại chính Vườn quốc gia Pù Mát từ tháng 10/2018 đến tháng 2/2022.

 Mô hình hai mẹ con voi "đặc biệt" được làm từ hàng nghìn bẫy và dây bẫy được tháo gỡ, tịch thu trong rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát.

Mô hình hai mẹ con voi "đặc biệt" được làm từ hàng nghìn bẫy và dây bẫy được tháo gỡ, tịch thu trong rừng ở Vườn quốc gia Pù Mát.

Mô hình này lấy ý tưởng từ hai mẹ con nhà voi – loại động vật thông minh, đáng yêu được ví như người giữ rừng. Hình ảnh hai mẹ con voi đại diện cho các loài động vật hoang dã đang sinh sống bình yên trên các cánh rừng Việt Nam nói chung và Pù Mát nói riêng.

 Mô hình hai mẹ con voi làm bằng bẫy thú được lấy ý tưởng từ hai mẹ con nhà voi sinh sống ở Vườn quốc gia Pù Mát.

Mô hình hai mẹ con voi làm bằng bẫy thú được lấy ý tưởng từ hai mẹ con nhà voi sinh sống ở Vườn quốc gia Pù Mát.

Xem mô hình hai mẹ con voi "đặc biệt" làm từ những bẫy thú, du khách Nguyễn Thị Minh đến từ Hà Tĩnh bức xúc: Nếu số bẫy "khủng" làm mô hình này mà không được kiểm lâm cùng cán bộ bảo vệ rừng, các đội tình nguyện và người dân nhận khoán bảo vệ rừng tháo gỡ kịp thời thì sẽ sát hại vô số động vật hoang dã nơi đây.

"Chúng sẽ tiếp tục được sinh sống an toàn, phát triển nếu bạn cùng chúng tôi bảo vệ các loại động vật hoang dã". Chị Minh và những người đến tham quan những con voi đặc biệt này đều chung một suy nghĩ.

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Vườn quốc gia Pù Mát cho biết: Tại Vườn quốc gia Pù Mát và vùng phụ cận có . Qua các bẫy ảnh ở trong các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ tại Vườn quốc gia Pù Mát cho thấy, những con voi này đi thành đàn từ hai đến 4 hay 7-8 con.

Dân số gia tăng, nhu cầu phát triển kinh tế rừng đã dẫn đến việc con người càng sống sát gần môi trường hoang dã, khiến xung đột giữa con người và động vật như voi ngày càng trở nên nhiều hơn. Thời gian qua, có cá thể voi đã xuất hiện một số lần tại một số nương rẫy ở gần bìa rừng của Vườn quốc gia Pù Mát. Rất may chưa xảy ra xung đột giữa người và voi.

Hãy cùng Vườn quốc gia Pù Mát và Trung tâm hành động vì Động vật hoang dã Việt Nam (WildAct) bảo vệ các cánh rừng, bảo vệ voi và các loại động vật hoang dã bằng cách nói không với các sản phẩm từ động vật hoang dã, không cưỡi voi, báo cáo ngay các hành vi săn bắn, buôn bán động vật hoang dã cho kiểm lâm nơi gần nhất…

THÀNH CHÂU

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/nhung-con-voi-dac-biet-o-pu-mat-post893574.html