Những dấu hiệu nhận biết của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu một dạng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí, người bệnh vẫn có nguy cơ tử vong.

Bệnh bạch hầu là bệnh cấp tính do vi khuẩn, thường xuất hiện ở hệ hô hấp gồm tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Ngoài ra cũng gặp trên da, kết mạc mắt, hoặc bộ phận sinh dục.

Nguyên nhân của bệnh là do một loại vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) gây ra, đây là một dạng trực khuẩn tại chỗ, có khả năng sản sinh độc tố, nhưng không di chuyển. Cơ chế hoạt động của các độc tố này là ức chế quá trình tổng hợp tế bào ở khu vực tiếp xúc, thường là hầu họng. Sau khi tế bào chết sẽ tạo thành các màng giả bám xung quanh họng, còn vi khuẩn sẽ theo máu đi khắp cơ thể, gây tổn thương nghiêm trọng các hệ cơ quan khác như hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa.

-Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn bệnh này, người bệnh có thể trải qua thời gian ủ bệnh khoảng 2 đến 5 ngày và giai đoạn này, thường không xuất hiện các biểu hiện bệnh.

-Bước sang thời kỳ khởi phát, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện tình trạng sốt nhẹ, đau họng, chảy nước mũi, da xanh, mệt mỏi toàn thân,...

-Đến giai đoạn toàn phát, bệnh nhân thường có thể gặp phải hàng loạt các triệu chứng bất thường tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây bệnh:

+ Bệnh bạch hầu mũi trước: Người bệnh có thể bị sổ mũi, có mủ nhầy lẫn máu.

+ Bạch hầu họng và amidan: Người bệnh có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng. Sau vài ngày bị bệnh có thể xuất hiện tình trạng hoại tử hình thành nên một lớp giả mạc bám chắc vào amidan, dần dần có thể lan ra cả vùng hầu họng. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện một số triệu chứng như có hạch ở cổ, cổ bạnh to bất thường. Với những trường hợp nhiễm độc năng, da người bệnh tái xanh tái, mạch nhanh và có thể bị hôn mê, thậm chí tử vong sau khoảng 6 – 10 ngày nếu không được phát hiện và chữa trị.

+ Bạch hầu thanh quản với các biểu hiện như sốt, ho, khàn giọng, các giả mạc có thể xuất hiện ở thanh quản hoặc do lan xuống từ vùng hầu họng.

Ngoài các cơ quan đường hô hấp, vi khuẩn bạch hầu còn có thể tấn công và gây bệnh ở trên da, ống tai, niêm mạc các cơ quan đường sinh dục, đường tiết niệu, hậu môn...

Bệnh bạch hầu có thể lây nhiễm qua đường hô hấp khi bạn tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân hoặc bị lây vì tiếp xúc với giọt bắn ra không khí từ người bệnh. Không những vậy, bệnh cũng có thể lây nhiễm nếu bạn tiếp xúc với da của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây truyền khi bạn chạm vào quần áo, đồ dùng có dính dịch tiết hô hấp của bệnh nhân.

Anh Thư

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/nhung-dau-hieu-nhan-biet-cua-benh-bach-hau-90251.html