Với thành phố Liverpool, Vương quốc Anh, 6 khu vực lõi và bến tàu đóng vai trò là trung tâm thương mại toàn cầu trong thế kỷ 18 và 19.
UNESCO đã đưa địa danh này vào danh sách Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm vào năm 2012 sau khi xuất hiện đề xuất xây dựng một khu tái phát triển quy mô lớn đối với các bến tàu lịch sử.
Nằm trên Con đường Tơ lụa cổ ở miền Nam Uzbekistan, Trung tâm lịch sử Shakhrisyabz có niên đại 2.000 năm. Nó từng là trung tâm văn hóa và chính trị của vùng Kesh vào thế kỷ 14 và 15.
Cảnh báo nguy hiểm được đưa ra vào năm 2016 do sự phát triển cơ sở hạ tầng du lịch dẫn đến việc phá hủy các di tích và tòa nhà lịch sử tại Shakhrisyabz
Thành phố cổ Aleppo, Syria nằm ở giao điểm của nhiều tuyến đường thương mại từ thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên, là nhân chứng cho sự trỗi dậy và sụp đổ của một số đế chế và nền văn minh như Hittite, Assyria, Ảrập, Ottoman.
UNESCO đã thêm Aleppo cũng như 6 thành phố khác của Syria vào danh sách Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm vào năm 2013 sau khi xung đột vũ trang ở nước này leo thang.
Khu khảo cổ Chan Chan, vốn là kinh đô của Vương quốc Chimor, nằm ở Thung lũng Moche của Peru. Nó nổi lên là thành phố lớn nhất của Nam Mỹ thời tiền Colombia, thời kỳ hoàng kim là vào thế kỷ 15.
Năm 1986, Khu khảo cổ Chan Chan được công nhận Di sản Thế giới nhưng cũng được cảnh báo có nguy cơ hư hại do các vấn đề về quyền sở hữu đất cũng như sự phát triển quá mức về cơ sở hạ tầng và đô thị
Khu khảo cổ Cyrene, Libya được người Hy Lạp thành lập, sau đó đã bị người La Mã chiếm giữ và phát triển cho đến khi bị ảnh hưởng bởi trận động đất vào năm 262 và 365.
UNESCO đã thêm thành phố này cũng như 5 địa điểm khác của Libya vào Danh sách Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm vào năm 2016, sau tình trạng bất ổn ở nước này
Thành cổ Jerusalem là địa điểm linh thiêng đối với 3 tôn giáo lớn. Nhưng thành phố này có nguy cơ bị đe dọa bởi ngoài những tranh chấp đất đai, nơi đây còn thiếu sự bảo trì và quản lý có trách nhiệm.
Trong suốt thế kỷ thứ 9, thành phố Samarra, Iraq là thủ phủ của vương quốc Hồi giáo từng cai trị khu vực kéo dài từ Tunisia đến Trung Á.
Cùng năm được công nhận là di sản văn hóa năm 2007, thành phố Samarra, Iraq bị cảnh báo nguy hiểm với mối đe dọa chính là thiếu sự quản lý thích hợp của chính quyền địa phương
Hai nhà máy lọc muối Humberstone và Santa Laura ở vùng Pampas xa xôi phía bắc Chile từng là cộng đồng của hàng nghìn công nhân trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, nhưng rồi trở thành “thị trấn ma” vào những năm 1950.
Di sản Thế giới này gặp nguy hiểm sau trận động đất Tarapacá gây ra thiệt hại đáng kể vào năm 2005
Thủ đô Vienna của Áo có một lịch sử phong phú, trải dài từ thời kỳ La Mã, thành một thành phố thời Trung cổ và Baroque, đến Thủ đô của Đế quốc Áo-Hung. Vienna cũng là một trung tâm âm nhạc lớn ở châu Âu.
Năm 2007, Di sản Thế giới Vienna bị cảnh báo nguy hiểm do một dự án cao tầng được đề xuất có thể tác động tiêu cực đến nó
Địa danh Potosí của Bolivia nằm ở độ cao 4.000 m so với mực nước biển, nổi tiếng vào thế kỷ 16 với các mỏ bạc, khiến nơi đây trở thành khu liên hợp công nghiệp lớn nhất thế giới.
UNESCO đã thêm địa điểm này vào danh sách Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm vào năm 2014 sau sự xuống cấp do các hoạt động khai thác liên tục.
Được xây dựng vào năm 1495, lăng mộ Askia, Mali giống kim tự tháp cao 17m, được cho là nơi an nghỉ của Hoàng đế Askia Mohammad I.
UNESCO đã đưa lăng mộ Askia vào danh sách Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm vào năm 2012 do xung đột vũ trang trong khu vực gây ra