Những điều lý thú về loài chim có kỹ năng trèo tường rất giỏi

Tên gọi loài chim trèo tường bắt nguồn từ kỹ năng bám trên những bức tường, vách đá dựng đứng rất điêu luyện bằng đôi chân với những móng cong và nhọn của loài chim kỳ lạ này.

Chim trèo tường (Tichodroma muraria), thuộc họ chim trèo tường (Tichodromidae), nằm trong bộ Sẻ (Passeriformes). Từ Tichodromidae có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là chạy trên tường, cũng đúng như cách di chuyển kiếm thức ăn của nó là bám và trèo dọc theo các thành núi đá.

Chim trèo tường (Tichodroma muraria), thuộc họ chim trèo tường (Tichodromidae), nằm trong bộ Sẻ (Passeriformes). Từ Tichodromidae có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là chạy trên tường, cũng đúng như cách di chuyển kiếm thức ăn của nó là bám và trèo dọc theo các thành núi đá.

Loài chim này dài khoảng 17cm khi trưởng thành nặng từ 17 - 19g, có ngoại hình khá bắt mắt với đầu và thân trên màu sáng, hai bên cánh có vệt đỏ, các lông bay có đốm trắng.

Loài chim này dài khoảng 17cm khi trưởng thành nặng từ 17 - 19g, có ngoại hình khá bắt mắt với đầu và thân trên màu sáng, hai bên cánh có vệt đỏ, các lông bay có đốm trắng.

Tên gọi chim trèo tường bắt nguồn từ kỹ năng bám trên những bức tường, vách đá dựng đứng rất điêu luyện bằng đôi chân chuyên hóa với những móng cong và nhọn của loài chim kỳ lạ này.

Tên gọi chim trèo tường bắt nguồn từ kỹ năng bám trên những bức tường, vách đá dựng đứng rất điêu luyện bằng đôi chân chuyên hóa với những móng cong và nhọn của loài chim kỳ lạ này.

Vào mùa sinh sản, chim trèo tường xây tổ bằng cỏ và rêu ẩn sâu trong khe đá hoặc hang hốc tự nhiên, thường có hai lối vào. Mỗi lứa thường đẻ 4 – 5 quả trứng.

Vào mùa sinh sản, chim trèo tường xây tổ bằng cỏ và rêu ẩn sâu trong khe đá hoặc hang hốc tự nhiên, thường có hai lối vào. Mỗi lứa thường đẻ 4 – 5 quả trứng.

Thức ăn của loài chim này chủ yếu là côn trùng và nhện được thu nhặt được từ các mặt đá.

Thức ăn của loài chim này chủ yếu là côn trùng và nhện được thu nhặt được từ các mặt đá.

Các nghiên cứu về khu hệ chim trên thế giới trước đây đã ghi nhận sự phân bố của loài này trong khu vực từ Châu Âu đến miền trung của Trung Quốc, chúng thường phân bố ở độ cao từ 1000 m đến 3000 m so với mực nước biển. Vào mùa đông, loài này di cư xuống các vùng có độ cao thấp hơn.

Các nghiên cứu về khu hệ chim trên thế giới trước đây đã ghi nhận sự phân bố của loài này trong khu vực từ Châu Âu đến miền trung của Trung Quốc, chúng thường phân bố ở độ cao từ 1000 m đến 3000 m so với mực nước biển. Vào mùa đông, loài này di cư xuống các vùng có độ cao thấp hơn.

Ở Việt Nam, chim trèo tường là loài thường cư trú qua vùng Đông Bắc và phía Bắc của Bắc Trung Bộ.

Ở Việt Nam, chim trèo tường là loài thường cư trú qua vùng Đông Bắc và phía Bắc của Bắc Trung Bộ.

P.V (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/nhung-dieu-ly-thu-ve-loai-chim-co-ky-nang-treo-tuong-rat-gioi-post610294.antd