Những em bé chào đời trong túi nước ối còn nguyên sẽ có số may mắn cả đời?

Theo quan niệm xưa, đẻ bọc điều được coi là dấu hiệu của sự may mắn. Những đứa trẻ nào chào đời theo cách đặc biệt này sẽ luôn được chở che, bảo vệ và gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Nhiều người còn tin rằng, chúng còn có thể trở thành những vĩ nhân trong tương lai.

Thông thường, sản phụ khi sinh con, túi ối sẽ bị vỡ để chuẩn bị cho thai nhi chui ra khỏi bụng mẹ, quá trình này được gọi tắt là "vỡ ối". Tuy nhiên, trong con số 1/80.000 ca sinh, lại có những trường hợp em bé chào đời mà vẫn trong túi dịch nước ối của mẹ. Đó chính là sinh bọc điều.

Theo quan niệm không chỉ ở phương Đông mà còn cả phương Tây, sinh bọc điều là dấu hiệu của may mắn. Những đứa trẻ đặc biệt này sẽ luôn được trời đất bảo vệ, che chở suốt cuộc đời giống như túi nước ối bao bọc cho chúng suốt thai kỳ. Số mệnh của chúng rất vững vàng, không gì có thể đánh gục được.

Ngày 1/9 vừa qua, các bác sĩ bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội) đã gặp một trường hợp sinh con hy hữu cả 3 em bé (trong một ca sinh ba) ra khỏi bụng mẹ với bọc ối vẫn còn nguyên vẹn bao quanh người. Đây là một hiện tượng hiếm gặp và chỉ có thể diễn tả bằng hai từ “kỳ diệu”.

Em bé đã ra khỏi bụng mẹ nhưng được bao bọc trong túi nước ối còn nguyên. Tài liệu y khoa cho biết trong 80.000 ca sinh nở mới có 1 ca như vậy.

Em bé đã ra khỏi bụng mẹ nhưng được bao bọc trong túi nước ối còn nguyên. Tài liệu y khoa cho biết trong 80.000 ca sinh nở mới có 1 ca như vậy.

Các bác sĩ cũng hoàn toàn bất ngờ, thích thú và kịp ghi lại hình ảnh hiếm gặp khi bé trai thứ 2 và bé trai thứ 3 lần lượt ra đời với túi ối vẫn còn nguyên vẹn bao bọc quanh người.

Khi các bé cất tiếng khóc, các bác sĩ nhanh chóng cắt bọc ối bao quanh để tránh ngạt em bé và tiến hành cắt dây rốn. 3 dây rốn của các bé được nằm thứ tự trên bụng người mẹ.

Theo THS. BS. Nguyễn Trần Chung, người trực tiếp mổ đẻ cho sản phụ Phạm Thị Huế (19 tuổi, Thái Nguyên) - mẹ của 3 em bé trên cho biết, chị Huế mang thai tự nhiên, nhập viện ở tuần thứ 30 điều trị do dọa đẻ non (điều thường gặp ở các trường hợp mang đa thai).

Thai phụ đã được chăm sóc tích cực theo phác đồ điều trị dọa đẻ non hợp lý nên may mắn kéo dài được đến tuần 33. Sang tuần 33 thai phụ chuyển dạ và được các bác sĩ tiến hành mổ đẻ.

Thông thường, túi ối sẽ bị vỡ dưới tác dụng của những cơn co bóp tử cung trong quá trình chuyển dạ của người mẹ hoặc bị khi có tác động của dao mổ. Đây là lần đầu tiên các bác sĩ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội) chứng kiến ca sinh ba mà cả 3 bé khi lấy ra khỏi bụng mẹ vẫn còn nguyên trong bọc ối.

Từ trước đến nay, những trường hợp em bé đã ra khỏi bụng mẹ nhưng vẫn được bao bọc trong túi nước ối còn nguyên không phải là hiếm thấy nhưng trường hợp ca sinh 3 mà có tới 2 em bé chui ra khỏi bụng mẹ với túi ối vẫn còn nguyên vẹn bao bọc quanh người thì cực kì là hy hữu và hiếm có.

Trước đó, vào đầu tháng 8/2016, đoạn clip do cô Jasmine Perez ghi lại khoảnh khắc một bé sơ sinh chào đời nhưng vẫn nằm trong túi nước ối ở Tây Ban Nha đã trở thành tâm điểm của các bà mẹ bỉm sữa bên trời Tây.

Ca sinh nở hi hữu này diễn ra tại một bệnh viện ở Tây Ban Nha. Hình ảnh từ video clip cho thấy em bé nằm cuộn tròn trong túi nước ối giống như một quả bóng, mọi cử động của bé đều được nhìn thấy.

Ca sinh nở hi hữu này diễn ra tại một bệnh viện ở Tây Ban Nha. Hình ảnh từ video clip cho thấy em bé nằm cuộn tròn trong túi nước ối giống như một quả bóng, mọi cử động của bé đều được nhìn thấy.

Các bác sĩ và y tá đang tụ tập xung quanh bé, rõ ràng ngay cả họ cũng ngạc nhiên trước sự việc diễn ra ngay trước mắt.

Bởi lẽ, không phải lúc nào các bác sĩ cũng được tận mắt nhìn thấy những em bé cuộn tròn người trong "ngôi nhà" tạm thời suốt 9 tháng 10 ngày, đội ngũ y bác sĩ có mặt trong ca đỡ đẻ đã lập tức lấy điện thoại ra để ghi lại khoảnh khắc kỳ diệu hiếm có của tình mẫu tử này. Trong ca sinh đặc biệt này, các bác sĩ phải cẩn thận dùng kéo mổ để rạch túi nước ối đưa em bé ra.

Sau tiếng khóc đầu đời và cơn ho nhẹ do sặc nước ối, em bé cuối cùng cũng đã thở được bình thường. Không chỉ nhận được lời chúc mừng của đội ngũ y tế bệnh viện, bé còn nhận được rất nhiều lời chúc mừng của các ông bố bà mẹ khắp nơi trên thế giới.

Thi thoảng, các y bác sĩ còn thấy bé cựa quậy nữa.

Thi thoảng, các y bác sĩ còn thấy bé cựa quậy nữa.

Tính tới thời điểm hiện tại, video này đã thu hút được 6,8 triệu lượt xem trên các trang mạng xã hội. Đây không phải là lần đầu tiên trường hợp đẻ bọc điều diễn ra ở Tây Ban Nha. Khoảng đầu năm nay, người ta cũng ghi nhận một ca sinh tương tự.

Hồi tháng 3/2013, một bác sĩ sản khoa Hy Lạp cũng đã cho đăng tải trên Facebook hình ảnh về một hiện tượng dị thường, vô cùng hiếm gặp: một đứa trẻ chào đời bên trong túi ối còn nguyên vẹn.

Ảnh hiếm về đứa trẻ chào đời bên trong túi ối còn nguyên vẹn ở Hy Lạp được bác sĩ sản khoa Aris Tsigris mới đăng tải trên mạng xã hội Facebook. (Ảnh: Daily Mail)

Ảnh hiếm về đứa trẻ chào đời bên trong túi ối còn nguyên vẹn ở Hy Lạp được bác sĩ sản khoa Aris Tsigris mới đăng tải trên mạng xã hội Facebook. (Ảnh: Daily Mail)

Trong ca mổ đẻ diễn ra ở Amarousion, phía bắc thủ đô Athens của Hy Lạp, bác sĩ Aris Tsigris đã giúp một sản phụ sinh con trong một túi ối còn nguyên vẹn.

Tiến sĩ Tsigris kể, vì túi ối không bị vỡ nên đứa trẻ thậm chí không nhận ra nó đã chào đời và vẫn hành xử như đang còn bên trong bụng mẹ. Dù sinh ra trong tình trạng hy hữu nhưng đứa trẻ cũng không gặp nguy hiểm gì, vì nó không cần phải tự thở cho tới khi túi ối bị vỡ, nhau thai được loại bỏ và dây rốn bị cắt.

Theo các chuyên gia, túi ối là một túi chứa dịch bên trong tử cung của sản phụ, có vai trò như nơi trú ngụ và nuôi dưỡng thai nhi chưa chào đời. Túi ối còn được gọi là "màng" vì nó cấu tạp gồm 2 lớp màng: màng ối và màng đệm.

Dịch bên trong túi ối, còn gọi là nước ối, có màu nhờ và trong, giúp thai nhi trôi nổi và cử động dễ dàng trong túi ối. Nước ối cũng giúp duy trì nhiệt độ bất biến cho môi trường nuôi dưỡng đứa trẻ, giúp nó tránh bị va đập và tổn thương cũng như có thể thở và nuốt.

Túi ối bắt đầu hình thành và chứa đầy dịch chỉ trong vòng vài ngày sau khi một phụ nữ thụ thai. Nước ối có thành phần chủ yếu là nước, nhưng từ khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ trở đi, đứa trẻ sẽ thải một lượng nhỏ nước tiểu vào dịch ối.

Số lượng nước ối bên trong túi ối sẽ tăng lên dần dần trong suốt thời kỳ bà mẹ mang bầu. Tuy nhiên, từ tuần thai thứ 38 trở đi, nước ối sẽ giảm đôi chút cho tới khi đứa trẻ ra đời.

Phạm Hậu (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/gia-dinh/nhung-em-be-chao-doi-trong-tui-nuoc-oi-con-nguyen-se-co-so-may-man-ca-doi-20160914151244111.htm