Những góc nhìn mới để phòng, chống bạo lực gia đình
Vẫn biết rằng, với người Việt thuật ngữ 'bạo lực' là một khái niệm rất mạnh và mọi người thường ngần ngại sử dụng thuật ngữ này để nói về hành vi của các thành viên gia đình mình. Thế nên, trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều hình thức bạo lực thường không được coi là bạo lực, hoặc được lý giải theo rất nhiều hướng bao biện khác nhau.
Nhưng kết quả điều tra quốc gia đã cho thấy có 62,9% phụ nữ (tức là gần 2/3 phụ nữ) từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực giới và từ năm 2010 đến nay, Chính phủ Việt Nam đã liên tiếp phê duyệt các Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, trong đó khẳng định mục tiêu bảo đảm bình đẳng giới trong gia đình, giảm dần bạo lực trên cơ sở giới. Vậy thì tại sao chúng ta không nghĩ về những góc nhìn mới để góp phần tăng hiệu quả của công cuộc phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ)?
Hỗ trợ để “vũ phu” ngừng đánh vợ, tại sao không?
Xã Quỳnh Thắng, huyện QuỳnhLưu, NghêẠn làmột trong 4 xã tại hai địa bàn tỉnhYênBái và Nghệ An được Tổ chức HAGAR International tại Việt Nam thực hiện Dự án “Nâng cao năng lực cán bộ và nhận thức người dân trong việc cải thiện tiếp cận dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em chịu ảnh hưởng bởi bạo lực giới” từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2022. Ông Hồ Diên Cảnh, Chủ tịch HôịCựu chiến binh xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An là thành viên đội phản ứng nhanh phòng BLGĐ được thành lập với thành phần là cán bộ chủ chốt cấp xã, thôn và những người có uy tín trong cộng đồng.
Trao đổi với truyền thông, ông Cảnh cho biết trường hợp nặng nề nhất ở địa phương là một người đàn ông chưa đến 40 tuổi đã kịp lấy vợ 3 lần. Và điều đặc biệt là cả 3 người vợ đều bị BLGĐ. Hai người vợ trước do không chịu được những trận đòn chồng nên đã ly hôn. Cuộc hôn nhân thứ 3 này cũng không khác gì hai lần trước. Người vợ liên tục bị đánh, mọi nơi, mọi lúc và bằng mọi thứ người chồng vớ được trong tầm tay…
Để đi đến tận gốc rễ của vấn đề “vìsao đàn ông đánh vợ” có lẽ cần thiết phải tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi: Câu chuyện sau hành vi bạo lực của họ là gì? Niềm tin, quan điểm nào đang củng cố hành vi bạo lực của họ? Để thay đổi hành vi bạo lực họ cần gì và xã hội cần làm gì?
Trong khuôn khổ của dự án, khảo sát trước khi thực hiện dự án về thực trạng về bạo lực với người dân sống tại 4 xã Minh An, Bình Thuận, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An cho thấy một vấn đề tồn tại xuất hiện, đó số đông vẫn lầm tưởng cho rằng các yếu tố nguy cơ dẫn đến bạo lực mới là nguyên nhân chính của BLGĐ. Ví dụ như, 33,7% người được hỏi cho rằng nguyên nhân chính của hành vi BLGĐ là do “nam giới uống rượu, cờ bạc/có bồ/nghiện ngập”. Không chỉ dùng rượu để bao biện cho hành vi bạo lực của nam giới, gần 16% người được hỏi còn đổ lỗi do phụ nữ đã vụng về, không biết cách cư xử nên mới khiến nam giới gây ra bạo lực (!).
Bên cạnh đó, 18,5% người được khảo sát cũng cho rằng BLGĐ là do kinh tế khó khăn và 15,5% do bản tính nam giới vũ phu. Họ lý giải, do nghèo đói, không đủ ăn, quẫn bách, vợ chồng cãi vã, rồi bản tính nam giới vốn vũ phu nên đã đánh vợ và nếu gia đình đủ ăn thìsẽ thuận hòa… Trong khi đó, gốc rễ của BLGĐ chính là những quan niệm kiểu như người nắm quyền quyết định những vấn đề của gia đình phải là chồng/nam giới trong nhà (79,9% đồng ý); người vợ tốt là phải biết vâng lời chồng (62,7% đồng ý); người vợ biết im lặng khi bị chồng đánh, chửi để bảo vệ danh tiếng gia đình là người khôn ngoan (44,6% đồng ý)…
Điều đáng mừng là bản thân người gây ra bạo lực không phải ai cũng cố chấp đến cùng, không chịu thay đổi. Kết quả từ phỏng vấn sâu nam giới của dự án của Tổ chức HAGAR cho thấy, hầu hết nam giới đều mong muốn được tham gia các buổi sinh hoạt về kỹ năng giải quyết mâu thuẫn gia đình mà không dùng bạo lực, kỹ năng kiểm soát cơn nóng giận.
Quan điểm cần hỗ trợ cho người gây ra bạo lực từ vấn đề truyền thông thay đổi nhận thức cho tới kỹ năng ứng phó, để từ đó giúp triệt tiêu bạo lực đã được các cán bộ dự án của HAGAR hướng dẫn cho các địa phương trong vùng dự án.
Trao đổi với truyền thông, ông Lê Xuân Đồng, điều phối viên Dự án Phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới,Tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam cho biết, “kỹ thuật hết giờ” là bài học đầu tiên dành cho những nam giới trongCLB“Nam giới trách nhiệm” được hướng dẫn để thực hành trong gia đình. Đây là kỹ thuật đơn giản giúp nam giới thoát khỏi tình huống căng thẳng trước khi bạo lực có thể xảy ra và do vậy, tránh được sử dụng bạo lực.
Người đàn ông ở xã Quỳnh Thắng, huyện QuỳnhLưu đã từng BLGĐ với 3 đời vợ nói tới ở trên, sau khi được dự án hỗ trợ đã thay đổi rất nhiều: “Tham gia các buổi tập huấn, tôi được xem nhiều clip, bộ phim ngắn về BLGĐ, hậu quả của việc bạo lực ảnh hưởng rất lớn đến con cái, người thân. Tôi nhận thấy hình ảnh của mình ở trong đó và ân hận vô cùng. Tôi nghĩ rằng bản thânmình cần phải thay đổi để có một cuộc sống tốt đẹp hơn…”
Về phầnmình, ôngHồDiênCảnh, thành viên đội phản ứng nhanh phòng, chống BLGĐ xã Quỳnh Thắng cũng cho biết, mặc dù ông đã gọi điện cho Công an xã đến mời người chồng lên trụ sở giải quyết và xử phạt vi phạm hành chính về hành vi BLGĐ, nhưng ông không kỳ thị người đàn ông ấy. Ông chia sẻ: “Vì ở cùng địa phương nên tôi biết chú ấy cũng có một tuổi thơ không yên bình, chú ấy cũng từng là nạn nhân của bạo hành gia đình. Những điều đó ám ảnh và biến chú ấy trở thành người gây bạo lực”.
Điện ảnh nhìn thẳng vào bạo lực để góp phần triệt tiêu bạo lực
Năm 2022, bộ phim “Đêm tối rực rỡ” dù có những cảnh bạo lực gia đình rất ám ảnh nhưng đã rất thành công trên bước đường chinh phục khán giả và trở thành phim độc lập Việt Nam có doanh thu cao.
Trong phim có những cảnh quay đầy ám ảnh như cảnh ông Toàn (diễn viên Kiến An) - một người cha gia trưởng, trọng nam, khinh nữ, từng nhiều lần đánh mắng vợ, con, thậm tệ dìm đầu bà Gái (diễn viên Phương Dung) - vợ mình vào lu nước trước sự chứng kiến của cô con gái nhỏ Xuân Thanh. Nỗi đau đó mãi không lành, đến khi cả gia đình tề tựu để tiễn đưa người ông quá cố, cô gái trưởng thành Xuân Thanh nhưng mang theo nhiều vết thương tâm lý, ngập ngừng không muốn bước vào nhà…
“Đêm tối rực rỡ” gây chú ý vì đạo diễn Aaron Toronto vốn là một nhà làm phim người Mỹ, đã có hơn 20 năm sống và nhiều năm làm việc trong ngành điện ảnh tại Việt Nam. Vợ anh - nữ diễn viên Nhã Uyên với những trải nghiệm từng bị bạo hành trong quá khứ vừa đảm nhận vai chính, vừa là người chắp bút cho kịch bản bộ phim.
Được biết, đối với những tư liệu về chấn thương tâm lý, Nhã Uyên không chỉ mượn chính trải nghiệm của mình để xây dựng kịch bản và hoàn thành vai diễn, mà còn từ những câu chuyện chị phỏng vấn, chứng kiến và được biết. “Lúc phỏng vấn những người bạn của mình, chúng tôi nhận ra họ đều từng bị bạo hành trong gia đình.Tùy theo mức độ bạo hành, là thể xác hay tinh thần... họ đều khó có thể hạnh phúc được. Tôi cảm nhận được phần nào nỗi đau của họ trong lòng, chính vì vậy chúng tôi đã quyết tâm làm dự án này” - Nhã Uyên cho biết.
Ở Việt Nam, nhiều vấn đề tâm lý - tâm thần do bạo lực gia đình gây ra vẫn còn bị xem nhẹ, gặp nhiều hoài nghi từ xã hội. Khi hành động dạy dỗ bằng đòn roi đã dần giảm, thì nguy cơ bạo hành gia đình vẫn có thể lẩn khuất đâu đó trong chính lời nói hàng ngày. V
à đó cũng là lý do mà khán giả tìm thấy ở “Đêm tối rực rỡ” khi dù được nhào nặn bởi bàn tay của một đạo diễn nước ngoài nhưng lại gây ấn tượng bởi câu chuyện và bối cảnh vô cùng gần gũi với văn hóa Việt. Nhiều khán giả nói rằng họ cảm thấy quá bất ngờ với độ chân thật và gai góc của câu chuyện trong phim, khi mà đã hoặc vẫn đang bắt gặp những hình mẫu gia đình như vậy ngoài đời.
Bạo lực dù dưới hình thức gì thì vẫn là bạo lực, mà không thể biện minh bằng lý do nào khác. Chính vì thế, để có thể triệt tiêu bạo lực gia đình thì không còn cách nào khác phải nhìn thẳng vào nó.
Nhận xét về bộ phim, PGS.TS Trần Thành Nam - Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, đối mặt với vết thương quá khứ, chúng ta không thể cứ băng bó tạm rồi bỏ đấy. Những vết thương như vậy sẽ rất hiếm có khả năng lành lại, mà sẽ mưng mủ, hoại tử và lan truyền hơn nữa. Chính vì vậy với ông, xem bộ phim này cũng là cách đối mặt với nỗi đau ấy, để có thể tự chữa lành, dũng cảm đối diện với nó và vượt qua chính mình.
“Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể chọn thay đổi cách nhìn lại và diễn giải về những biến cố ấy. Giống như cách dừng lại vòng luẩn quẩn, ngăn nó truyền đến cho con cái của mình”, theo ông Nam.
Nhìn thẳng vào bạo l lực để nhận diện, lên án và xóa bỏ nó, đó cũng là quan điểm của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực giới. Trong một lần trả lời phỏng vấn, bà Carol Mortensen - Giám đốc quốc giaTổ chức Hagar quốc tế tại Việt Nam đã nói rằng: “Tôi đã có 23 năm làm việc với vấn đề bình đẳng giới và trong 23 năm đó, tôi luôn giữ cho mình một tâm niệm, một mục đích để hướng tới. Đó là, bạo lực giới, nếu không được thường xuyên nói đến thìsẽ không bao giờ thay đổi được”.
Khuyến khích xã hội hóa công tác PCBLGĐ
Một trong những điểm mơícủa Luật PCBLGĐ năm 2022 là khuyến khích xã hội hóa công tác PCBLGĐ, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong bố trí nguồn lực cho PCBLGĐ để hướng tới xây dựng và phát triển các cơ sở trợ giúp về PCBLGĐ hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả. Cụ thể, quy định về cơ sở trợ giúp PCBLGĐ, cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp PCBLGĐ. Bên cạnh đó, bổ sung các quy định về điều kiện bảo đảm thực hiện PCBLGĐ như quy định về kinh phí PCBLGĐ, cơ sở dữ liệu về PCBLGĐ, phối hợp liên ngành về PCBLGĐ, kỹ năng tham gia PCBLGĐ.