Những hình ảnh mới nhất về cầu phao Ninh Cường ở Nam Định sắp bị thay thế

Cầu phao Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ nối liền hai huyện Nghĩa Hưng và huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định có lịch sử lâu đời, nhiều phương tiện lưu thông hằng ngày, đến năm 2027 sẽ bị thay thế bởi cây cầu mới, người dân qua lại không còn lo bất an.

Theo ghi nhận của PV Gia đình và Xã hội, cầu phao Ninh Cường nằm trên tuyến Quốc lộ 37B được xây dựng bắc qua sông Ninh Cơ nối liền thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng và xã Trực Hùng (giáp ranh xã Trực Phú), huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Theo ghi nhận của PV Gia đình và Xã hội, cầu phao Ninh Cường nằm trên tuyến Quốc lộ 37B được xây dựng bắc qua sông Ninh Cơ nối liền thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng và xã Trực Hùng (giáp ranh xã Trực Phú), huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Cầu phao Ninh Cường hằng ngày có hàng nghìn lượt phương tiện lưu thông qua lại giữa hai huyện Nghĩa Hưng và huyện Trực Ninh cùng một số huyện lân cận khác.

Cầu phao Ninh Cường hằng ngày có hàng nghìn lượt phương tiện lưu thông qua lại giữa hai huyện Nghĩa Hưng và huyện Trực Ninh cùng một số huyện lân cận khác.

Cầu được xây dựng bắc qua dòng sông Ninh Cơ, một trong những con sông lớn ở tỉnh Nam Định.

Cầu được xây dựng bắc qua dòng sông Ninh Cơ, một trong những con sông lớn ở tỉnh Nam Định.

Tại cầu phao Ninh Cường, các phương tiện lưu thông với trọng tải tối đa 10T, hạn chế chiều cao 3,5m.

Tại cầu phao Ninh Cường, các phương tiện lưu thông với trọng tải tối đa 10T, hạn chế chiều cao 3,5m.

Theo một công nhân vận hành cầu phao Ninh Cường cho biết, hằng ngày từ 9h - 10h và 15h - 16h, cầu phao sẽ mở luồng để cho tàu, thuyền vận chuyển thủy trên tuyến sông Ninh Cơ đi lại. Sau đó, cầu phao sẽ được tàu nhỏ kéo lại để kết nối cho các phương di chuyển tiếp.

Theo một công nhân vận hành cầu phao Ninh Cường cho biết, hằng ngày từ 9h - 10h và 15h - 16h, cầu phao sẽ mở luồng để cho tàu, thuyền vận chuyển thủy trên tuyến sông Ninh Cơ đi lại. Sau đó, cầu phao sẽ được tàu nhỏ kéo lại để kết nối cho các phương di chuyển tiếp.

Ngoài 2 mốc thời gian nói trên, cầu phao Ninh Cường sẽ vận hành xuyên đêm, người dân đi lại dễ dàng.

Ngoài 2 mốc thời gian nói trên, cầu phao Ninh Cường sẽ vận hành xuyên đêm, người dân đi lại dễ dàng.

Hai bên đầu cầu phao Ninh Cường được thiết kế bằng cầu sắt nối ra các phao trên sông.

Hai bên đầu cầu phao Ninh Cường được thiết kế bằng cầu sắt nối ra các phao trên sông.

Cầu phao thiết kế dạng sà lan và kết nối dầm lại với nhau rồi buộc bằng dây sắt chắc chắn,... Đến giờ mở cầu, dây sẽ được gỡ bỏ và dùng tàu nhỏ đẩy về vị trí khác để nhường cho các phương tiện thủy trên sông Ninh Cơ di chuyển.

Cầu phao thiết kế dạng sà lan và kết nối dầm lại với nhau rồi buộc bằng dây sắt chắc chắn,... Đến giờ mở cầu, dây sẽ được gỡ bỏ và dùng tàu nhỏ đẩy về vị trí khác để nhường cho các phương tiện thủy trên sông Ninh Cơ di chuyển.

Một số đoạn phao cầu đậu ven bờ sông Ninh Cơ trên phần đất huyện Trực Ninh.

Một số đoạn phao cầu đậu ven bờ sông Ninh Cơ trên phần đất huyện Trực Ninh.

Theo ghi nhận của PV, ở hai bên đầu cầu có BOT điều hành các phương tiện đi lại qua cầu phao. Do 2 bên đầu cầu chiều rộng hẹp nên ô tô sẽ được phân theo từng đợt.

Theo ghi nhận của PV, ở hai bên đầu cầu có BOT điều hành các phương tiện đi lại qua cầu phao. Do 2 bên đầu cầu chiều rộng hẹp nên ô tô sẽ được phân theo từng đợt.

Bên trong một BOT điều hành cầu phao Ninh Cường.

Bên trong một BOT điều hành cầu phao Ninh Cường.

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên Quốc lộ 37B nối giữa hai huyện Nghĩa Hưng và huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Theo quyết định, dự án do Bộ trưởng Bộ GTVT là người quyết định đầu tư, Ban Quản lý dự án Thăng Long làm chủ đầu tư.

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ trên Quốc lộ 37B nối giữa hai huyện Nghĩa Hưng và huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Theo quyết định, dự án do Bộ trưởng Bộ GTVT là người quyết định đầu tư, Ban Quản lý dự án Thăng Long làm chủ đầu tư.

Dự án có mục tiêu kết nối thuận lợi trên tuyến Quốc lộ 37B giữa huyện Nghĩa Hưng và huyện Trực Ninh, Nam Định, khắc phục tình trạng gián đoạn giao thông thủy trên sông Ninh Cơ. Qua đó, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực tỉnh Nam Định nói riêng và khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung.

Dự án có mục tiêu kết nối thuận lợi trên tuyến Quốc lộ 37B giữa huyện Nghĩa Hưng và huyện Trực Ninh, Nam Định, khắc phục tình trạng gián đoạn giao thông thủy trên sông Ninh Cơ. Qua đó, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực tỉnh Nam Định nói riêng và khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung.

Bên cạnh đó, sau khi xây dựng xong, dự án cầu sẽ thay thế cho cầu phao Ninh Cường nhằm giải tỏa xung đột giao thông giữa vận tải đường bộ và đường thủy; rút ngắn thời gian, chi phí đi lại khu vực huyện Nghĩa Hưng và huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; giảm ùn tắc, tai nạn giao thông. Vị trí xây dựng cầu mới ngay cạnh cầu phao Ninh Cường hiện đang hoạt động - (ảnh vệ tinh về cầu phao Ninh Cường).

Bên cạnh đó, sau khi xây dựng xong, dự án cầu sẽ thay thế cho cầu phao Ninh Cường nhằm giải tỏa xung đột giao thông giữa vận tải đường bộ và đường thủy; rút ngắn thời gian, chi phí đi lại khu vực huyện Nghĩa Hưng và huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; giảm ùn tắc, tai nạn giao thông. Vị trí xây dựng cầu mới ngay cạnh cầu phao Ninh Cường hiện đang hoạt động - (ảnh vệ tinh về cầu phao Ninh Cường).

Dự án đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường sẽ được thiết kế với tải trọng HL93 theo TCVN 11823:2017, quy mô 2 làn xe cơ giới, rộng 12m, dài 1,65km; điểm đầu tại Km0+00 (khoảng Km73+200 theo lý trình Quốc lộ 37B) thuộc địa phận thị trấn Ninh Cường, huyện Trực Ninh. Điểm cuối tại Km1+650 (khoảng Km74+500 theo lý trình Quốc lộ 37B), thuộc địa phận thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng.

Dự án do Công ty cổ phần tư vấn thiết kế đường bộ (HECO) tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi; thuộc dự án nhóm B. Dự án có tổng mức đầu tư 581,189 tỷ đồng (tương đương khoảng 24,131 triệu USD).

Trong đó, vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc (thông qua Quỹ hợp tác phát triển kinh tế - EDCF) khoảng 465,722 tỷ đồng (khoảng 19,337 triệu USD); vốn đối ứng (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) khoảng 115,467 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương khoảng 63,247 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 52,22 tỷ đồng.

Nguồn vốn ngân sách nhà nước được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Dự án được thực hiện từ năm 2024 đến năm 2027.

Video: Cầu phao Ninh Cường ở Nam Định sắp bị thay thế

Nhật Tân

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nhung-hinh-anh-moi-nhat-ve-cau-phao-ninh-cuong-o-nam-dinh-sap-bi-thay-the-172240624163022051.htm