Với sức mạnh áp đảo hoàn toàn, quân đội Đức quốc xã đã vượt biên giới, xâm lược Ba Lan ngày 1/9/1939, mở ra cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai ác liệt nhất lịch sử nhân loại.
Đối đầu với hàng ngàn xe tăng của Phát xít Đức, quân đội Ba Lan vẫn phải sử dụng những đơn vị kỵ binh để tấn công cảm tử.
Trên biển, Hải quân Ba Lan bị đè bẹp hoàn toàn ngay từ ngày đầu tiên của cuộc chiến.
Với hỏa lực không quân áp đảo, sức mạnh lục quân vượt trội hoàn toàn, quân đội Ba Lan chỉ cầm chân được Đức quốc xã 26 ngày trước khi tuyên bố đầu hàng.
Cuộc chiến chóng vánh tới nỗi, cơ sở vật chất của Ba Lan gần như còn nguyên vẹn, chỉ một vài tuyến đường độc đạo và một vài cây cầu bị Ba Lan tự phá hủy, trong nỗ lực làm chậm bước tiến của Đức.
Xe tăng Đức đã có màn thể hiện cực kỳ ấn tượng, với tốc độ hành quân trung bình hàng trăm kilomets/ngày - khiến cả phương Tây sững sờ.
Bộ binh Đức thậm chí còn bị tụt lại phía sau do không thể theo kịp bước tiến của các mũi xung kích xe tăng.
Chỉ có bộ binh cơ giới Đức với các phương tiện vận tải cơ giới hóa, mới có thể "đuổi kịp" các lực lượng tăng - thiết giáp.
Chiến thuật Blitzkrieg của Đức cũng lần đầu được thể hiện ở cấp độ cao nhất, khiến phương Tây ngỡ ngàng với tốc độ hành quân nhanh khủng khiếp.
Thanh niên Ba Lan ra hàng quân Đức quốc xã, cuộc tấn công của Đức nhanh tới nỗi nhiều đơn vị tiền tuyến của Ba Lan còn không kịp nhân ra họ đã bị bao vây chia cắt - trước khi quá muộn.
Tin tức về cuộc chiến xâm lược Ba Lan của Đức được truyền tới Mỹ. Khi này, nước Mỹ vẫn chưa tham chiến và giữ thái độ trung lập.
Cảnh tàn phá trên phố Ordynacka ở Ba Lan vào ngày 6/3/1940.
Một đoàn tàu hỏa bọc thép - thứ vũ khí đáng gờm xuất hiện rất nhiều trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng về sau đã bị sức mạnh không quân đè bẹp và dần tuyệt chủng.
Lính Đức bị Ba Lan bắt làm tù binh trong những ngày đầu của cuộc chiến.
Trong số những quốc gia bị Đức quốc xã xâm lược trong giai đoạn 1939 - 1940, việc trụ vững trước quân đội Đức trong thời gian 26 ngày của Ba Lan - vẫn được coi là một "thành tích đáng nể".
Trần Trân