Những lợi ích tuyệt vời của tỏi với sức khỏe
Tỏi không chỉ là loại gia vị thiết yếu trong nhà bếp, giúp làm tăng hương vị cho món ăn mà còn có nhiều tác dụng trong việc phòng, điều trị bệnh tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp.
Thành phần của tỏi
Tỏi là một loài thực vật thuộc họ Allium, cùng họ với hành tây, hẹ tây và tỏi tây. Đây là nguyên liệu phổ biến trong nấu ăn, có mùi vị, hương vị thơm ngon.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, tỏi có chứa protein, carbohydrates, calo và một số dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, sắt, magie, canxi, kali, mangan, photpho,...
Bên cạnh đó, hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides được cho là thành phần công hiệu chính của tỏi. Loại thực phẩm này cũng có hàm lượng cao germanium và selen khá cao, trong đó lượng germanium trong tỏi được ước tính cao hơn so với nhân sâm hay trà xanh.
Các nhà khoa học cho biết, hầu hết các lợi ích sức khỏe của tỏi do các hợp chất lưu huỳnh được hình thành khi một tép tỏi băm nhỏ, nghiền nát hoặc nhai. Hợp chất được biết đến nhiều nhất là allicin. Các hợp chất có thể đóng một vai trò trong lợi ích sức khỏe của tỏi bao gồm: Diallyl disulfide và s-allyl cysteine, theo Healthline.
Dưới đây là một số tác dụng của tỏi đối với sức khỏe mà bạn cần biết:
Phòng ngừa và chữa trị cảm cúm
Thường xuyên ăn tỏi sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa rất tốt cảm cúm và những loại bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Tác dụng này có được là do trong tỏi có chứa hợp chất sulfur - đây là hợp chất rất tốt trong việc kháng khuẩn và tiêu viêm.
Ăn tỏi sống mỗi ngày không chỉ phòng ngừa nguy cơ bị cảm cúm mà còn có thể giúp người bệnh rút ngắn thời gian bị cúm và đồng thời hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Giảm nguy cơ đau tim
Một số nghiên cứu cho rằng tỏi làm cho tiểu cầu (tế bào tham gia vào quá trình đông máu) ít có khả năng kết tụ lại với nhau và tích tụ trên thành động mạch; điều này có nghĩa là tỏi hoạt động giống như một chất chống đông máu, do đó có thể làm giảm nguy cơ đau tim.
Tỏi cũng có thể làm giảm huyết áp nhờ khả năng mở rộng mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Giảm nguy cơ và hỗ trợ điều trị ung thư
Những nghiên cứu gần đây đều cho rằng, tỏi có tác dụng rất đáng kể trong việc phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đường ruột. Tỏi có khả năng ức chế quá trình quá trình nitrat chuyển biến thành nitrite trong dịch vị, đồng thời ngăn cản hình thành nitrosamine, làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Tỏi cũng có tác dụng tốt trong việc xâm hại của các độc tố, chất gây ung thư và một số kim loại nặng. Germanium và selen là những thành phần trong tỏi giúp cơ thể chúng ta có thể chống lại nguy cơ đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do và từ đó hỗ trợ phòng ngừa ung thư khá hiệu quả.
Đối với những bệnh nhân ung thư, công dụng của tỏi cũng rất đáng ghi nhận. Cụ thể, các hoạt chất diallyl disulphide, s-allystein và ajoene có trong tỏi sẽ giúp làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của khối u hoặc làm giảm kích thước của khối u, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh rất tốt.
Các chuyên gia cho rằng, tỏi có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh như ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư gan,…
Kháng khuẩn và kháng nấm
Tỏi từ lâu đã được sử dụng như một chất chống nhiễm trùng chống lại virus, vi khuẩn và nấm. Nó được gọi là "penicillin của Nga" để biểu thị đặc tính kháng khuẩn của nó. Một số tình trạng da, chẳng hạn như mụn cóc và côn trùng cắn, cũng có thể điều trị bằng dầu tỏi hoặc tép tỏi sống nghiền nát.
Hỗ trợ sức khỏe của xương
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy tỏi có thể giảm thiểu tình trạng loãng xương bằng cách tăng nồng độ estrogen ở loài gặm nhấm cái. Một nghiên cứu ở phụ nữ sau mãn kinh cho thấy tác dụng tương tự khi tiêu thụ một liều chiết xuất tỏi khô hàng ngày (tương đương với 2g tỏi sống).
Các nghiên cứu cũng cho thấy việc tiêu thụ tỏi có thể giúp giảm bớt các triệu chứng viêm của xương khớp.
Ngăn ngừa bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ
Tổn thương oxy hóa từ các gốc tự do góp phần vào quá trình lão hóa. Tỏi có chứa chất chống oxy hóa hỗ trợ các cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của quá trình oxy hóa. Bổ sung tỏi làm tăng các enzym chống oxy hóa ở người, giảm đáng kể căng thẳng oxy hóa ở những người bị huyết áp cao. Các tác động kết hợp trong việc giảm cholesterol, huyết áp, cũng như các đặc tính chống oxy hóa
Cường dương
Đối với nam giới, tỏi có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là tăng khả năng tình dục. Cụ thể, những trường hợp nam giới bị cương cứng cần đến loại enzymes có tên gọi là nitric oxide synthase và các hợp chất trong tỏi có thể giúp sản sinh ra loại enzymes này.
Nam giới ăn khoảng 2 nhánh tỏi trong ngày và ăn liên tục trong khoảng 2 tháng sẽ giúp tăng lượng tinh dịch và tăng số lượng tinh trùng. Bên cạnh đó, một số thành phần trong tỏi cũng giúp các anh giảm mệt mỏi và nâng cao thể lực.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, tỏi có một số nhược điểm, chẳng hạn như hôi miệng, nhiều người bị dị ứng với tỏi. Nếu bạn bổ sung tỏi để kiểm soát cholesterol, hãy kiểm tra mức cholesterol sau 3 tháng. Lượng tỏi được khuyến nghị hàng ngày dao động từ ½-1 tép tỏi mỗi ngày (khoảng 3000-6000mcg allicin).
Ăn tỏi sống hay tỏi chín tốt hơn?
Mặc dù ăn tỏi sống đã được chứng minh là có hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng có thể có được những lợi ích thông qua chế biến. Chỉ cần đảm bảo cho tỏi vào cuối quá trình nấu để đảm bảo giữ lại tối đa các các dưỡng chất quan trọng.