Những lực lượng tinh nhuệ nhất bảo vệ Thủ đô sau 66 năm giải phóng

Trong thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, Hà Nội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Bởi vậy, Quân đội ta đã cực kỳ chú trọng bảo vệ thành phố bằng nhiều đơn vị tinh nhuệ, mạnh mẽ nhất.

Ngày 10/10/1954, Đoàn Vệ quốc quân hùng dũng tiến vào Thủ đô từ các ngả, tiếp quản lại thành phố và giải giáp tàn quân Pháp, chính thức làm chủ Hà Nội, mở ra kỷ nguyên mới độc lập tự chủ cho đất nước Việt Nam giữa sự chào đón nồng nhiệt của hàng vạn đồng bào. Đúng 66 năm sau, đoàn quân năm nào nay đã lớn mạnh vượt trội, quân đội ta đã xây dựng được một thế trận quốc phòng bảo vệ thành phố đầu não của cả nước một cách toàn diện, tinh nhuệ và có sức chiến đấu cao, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các cơ quan Đảng và Chính phủ Trung ương. Ảnh: Đoàn Vệ quốc quân tiến vào giải phóng Thủ đô năm 1954.

Ngày 10/10/1954, Đoàn Vệ quốc quân hùng dũng tiến vào Thủ đô từ các ngả, tiếp quản lại thành phố và giải giáp tàn quân Pháp, chính thức làm chủ Hà Nội, mở ra kỷ nguyên mới độc lập tự chủ cho đất nước Việt Nam giữa sự chào đón nồng nhiệt của hàng vạn đồng bào. Đúng 66 năm sau, đoàn quân năm nào nay đã lớn mạnh vượt trội, quân đội ta đã xây dựng được một thế trận quốc phòng bảo vệ thành phố đầu não của cả nước một cách toàn diện, tinh nhuệ và có sức chiến đấu cao, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các cơ quan Đảng và Chính phủ Trung ương. Ảnh: Đoàn Vệ quốc quân tiến vào giải phóng Thủ đô năm 1954.

Đầu tiên, chúng ta phải kể đến nắm đấm thép có sức mạnh đáng gờm nhất toàn bộ Binh chủng Tăng - Thiết giáp Việt Nam đóng quân tại ngoại ô thành phố Hà Nội, có trọng trách là lực lượng đột kích mạnh bảo vệ Thủ đô trong trường hợp có chiến tranh xảy ra đó chính là Lữ đoàn 201 đóng tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Đội hình xe tăng T-55 của Lữ đoàn 201 phối thuộc bộ binh vượt cửa mở.

Đầu tiên, chúng ta phải kể đến nắm đấm thép có sức mạnh đáng gờm nhất toàn bộ Binh chủng Tăng - Thiết giáp Việt Nam đóng quân tại ngoại ô thành phố Hà Nội, có trọng trách là lực lượng đột kích mạnh bảo vệ Thủ đô trong trường hợp có chiến tranh xảy ra đó chính là Lữ đoàn 201 đóng tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Đội hình xe tăng T-55 của Lữ đoàn 201 phối thuộc bộ binh vượt cửa mở.

Lữ đoàn 201 hiện nay đang được trang bị tất cả các loại khí tài hiện đại nhất mà lực lượng Tăng - Thiết giáp Việt Nam sở hữu hiện nay, phải kể đến như xe chiến đấu bộ binh BMP-2 (khoảng 10 chiếc), một tiểu đoàn xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 (khoảng hơn 30 chiếc) và số lượng các xe tăng T-54/55, Type-59 đông đảo. Ảnh: Đội hình xe tăng T-62 của Lữ đoàn 201.

Lữ đoàn 201 hiện nay đang được trang bị tất cả các loại khí tài hiện đại nhất mà lực lượng Tăng - Thiết giáp Việt Nam sở hữu hiện nay, phải kể đến như xe chiến đấu bộ binh BMP-2 (khoảng 10 chiếc), một tiểu đoàn xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 (khoảng hơn 30 chiếc) và số lượng các xe tăng T-54/55, Type-59 đông đảo. Ảnh: Đội hình xe tăng T-62 của Lữ đoàn 201.

Mới đây, Lữ đoàn cũng được tiếp nhận bổ sung 64 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK cực kỳ tiên tiến, có sức mạnh hàng đầu trên thế giới hiện nay. Quá trình huấn luyện đã hoàn tất và tất cả các chiến xa trên đều đã được đặt vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, có thể nhanh chóng triển khai cơ động bảo vệ trên toàn địa bàn Thủ đô cũng như các khu vực phía Bắc đất nước. Ảnh: Đội hình xe tăng T-90S/SK tại Lữ đoàn 201.

Mới đây, Lữ đoàn cũng được tiếp nhận bổ sung 64 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK cực kỳ tiên tiến, có sức mạnh hàng đầu trên thế giới hiện nay. Quá trình huấn luyện đã hoàn tất và tất cả các chiến xa trên đều đã được đặt vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, có thể nhanh chóng triển khai cơ động bảo vệ trên toàn địa bàn Thủ đô cũng như các khu vực phía Bắc đất nước. Ảnh: Đội hình xe tăng T-90S/SK tại Lữ đoàn 201.

Xe tăng T-90S/SK là phiên bản xuất khẩu cực kỳ thành công của mẫu xe tăng T-90A nổi tiếng do LB Nga chế tạo trong sau những năm 1990. Xe trang bị một pháo nòng trơn 2A46M 125mm có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng, bảo vệ bởi lớp giáp phản ứng nổ Kontakt-5 tiên tiến cùng hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 cho chiếc xe có lớp phòng thủ hoàn hảo, cực kỳ khó tiêu diệt đã được chứng minh qua thực tế chiến đấu. Có thể nói rằng ở Đông Nam Á, có ít mẫu xe tăng nào có thể so sánh được với T-90S/SK của ta. Ảnh: Cận cảnh xe tăng T-90 tại Lữ đoàn 201.

Xe tăng T-90S/SK là phiên bản xuất khẩu cực kỳ thành công của mẫu xe tăng T-90A nổi tiếng do LB Nga chế tạo trong sau những năm 1990. Xe trang bị một pháo nòng trơn 2A46M 125mm có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng, bảo vệ bởi lớp giáp phản ứng nổ Kontakt-5 tiên tiến cùng hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 cho chiếc xe có lớp phòng thủ hoàn hảo, cực kỳ khó tiêu diệt đã được chứng minh qua thực tế chiến đấu. Có thể nói rằng ở Đông Nam Á, có ít mẫu xe tăng nào có thể so sánh được với T-90S/SK của ta. Ảnh: Cận cảnh xe tăng T-90 tại Lữ đoàn 201.

Ngoài ra, Hà Nội còn có sự bảo vệ của Tiểu đoàn Thiết giáp 47 thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô. Đơn vị được trang bị cực kỳ hiện đại, có tính cơ động và tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, trọng trách cực kỳ nặng nề, đó là bảo vệ các cơ quan đầu nào Trung ương Đảng và Chính phủ an toàn trong bất cứ trường hợp nào. Ảnh: Đội hình chiến sĩ và khí tài của Tiểu đoàn 47.

Ngoài ra, Hà Nội còn có sự bảo vệ của Tiểu đoàn Thiết giáp 47 thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô. Đơn vị được trang bị cực kỳ hiện đại, có tính cơ động và tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, trọng trách cực kỳ nặng nề, đó là bảo vệ các cơ quan đầu nào Trung ương Đảng và Chính phủ an toàn trong bất cứ trường hợp nào. Ảnh: Đội hình chiến sĩ và khí tài của Tiểu đoàn 47.

Về trang bị người lính, chiến sĩ của Tiểu đoàn Thiết giáp 47 với nhiệm vụ cơ động sẵn sàng chiến đấu cao nên cũng được ưu tiên đầu tư trang bị cá nhân tốt nhất toàn quân. Có thể kể đến như áo giáp mang tấm chống đạn K56, mũ sắt hoặc mũ chống đạn K51, tiểu liên AKMS cùng nhiều khí tài quan trọng khác. Ảnh: Trang bị tiêu chuẩn của một tiểu đội bộ binh thuộc Tiểu đoàn 47.

Về trang bị người lính, chiến sĩ của Tiểu đoàn Thiết giáp 47 với nhiệm vụ cơ động sẵn sàng chiến đấu cao nên cũng được ưu tiên đầu tư trang bị cá nhân tốt nhất toàn quân. Có thể kể đến như áo giáp mang tấm chống đạn K56, mũ sắt hoặc mũ chống đạn K51, tiểu liên AKMS cùng nhiều khí tài quan trọng khác. Ảnh: Trang bị tiêu chuẩn của một tiểu đội bộ binh thuộc Tiểu đoàn 47.

Tiểu đoàn cũng được trang bị một số xe thiết giáp bánh lốp BTR-60PB 8x8 có độ cơ động cao, hỏa lực tốt cũng như tính việt dã lý tưởng, cho phép đơn vị có thể nhanh chóng triển khai quân đến vị trí chiến đấu một cách nhanh chóng. Xe có thể chở theo một tiểu đội bộ binh với đầy đủ trang bị và bọc thép chống lại được đạn 12.7mm trở xuống, cùng sự chi viện hỏa lực của một tháp súng máy hạng nặng 14.5mm. Ảnh: Đội hình chiến sĩ của Tiểu đoàn Thiết giáp 47 trên đường phố Hà Nội trong khuôn khổ một Hội nghị quan trọng.

Tiểu đoàn cũng được trang bị một số xe thiết giáp bánh lốp BTR-60PB 8x8 có độ cơ động cao, hỏa lực tốt cũng như tính việt dã lý tưởng, cho phép đơn vị có thể nhanh chóng triển khai quân đến vị trí chiến đấu một cách nhanh chóng. Xe có thể chở theo một tiểu đội bộ binh với đầy đủ trang bị và bọc thép chống lại được đạn 12.7mm trở xuống, cùng sự chi viện hỏa lực của một tháp súng máy hạng nặng 14.5mm. Ảnh: Đội hình chiến sĩ của Tiểu đoàn Thiết giáp 47 trên đường phố Hà Nội trong khuôn khổ một Hội nghị quan trọng.

Đặc biệt, không thể không nhắc đến Trung đoàn Bộ binh cơ giới 102 hay còn được biết đến với tên gọi Trung đoàn Thủ đô anh hùng, nằm trong đội hình của Sư đoàn 308. Đây là đơn vị có truyền thống từ trong giai đoạn Kháng chiến Toàn quốc năm 1947, đã quả cảm cầm chân quân Pháp trong một thời gian dài tạo điều kiện cho đầu não của ta rút về chiến khu khi mà quân Pháp ồ ạt tấn công Hà Nội từ cuối năm 1946. Ảnh: Một buổi sáng tại Trung đoàn 102.

Đặc biệt, không thể không nhắc đến Trung đoàn Bộ binh cơ giới 102 hay còn được biết đến với tên gọi Trung đoàn Thủ đô anh hùng, nằm trong đội hình của Sư đoàn 308. Đây là đơn vị có truyền thống từ trong giai đoạn Kháng chiến Toàn quốc năm 1947, đã quả cảm cầm chân quân Pháp trong một thời gian dài tạo điều kiện cho đầu não của ta rút về chiến khu khi mà quân Pháp ồ ạt tấn công Hà Nội từ cuối năm 1946. Ảnh: Một buổi sáng tại Trung đoàn 102.

Đến nay, Trung đoàn đã được cấp trên quan tâm đầu biên chế trở thành Trung đoàn Bộ binh cơ giới với độ cơ động tác chiến cao cùng sức đột phá mạnh, được chi viện hỏa lực bởi các loại thiết giáp và xe tăng. Trong đó, biên chế nhiều nhất là loại xe chiến đấu bộ binh BMP-1 với khả năng vận tải một tiểu đội bộ binh mang đầy đủ trang bị, bọc thép có thể chống lại đạn pháo 30mm và một pháo nòng trơn cỡ 73mm để tiêu diệt địch, hỗ trợ lực lượng ta tác chiến. Ảnh: Đội hình chiến sĩ của Trung đoàn 102 huấn luyện tác chiến.

Đến nay, Trung đoàn đã được cấp trên quan tâm đầu biên chế trở thành Trung đoàn Bộ binh cơ giới với độ cơ động tác chiến cao cùng sức đột phá mạnh, được chi viện hỏa lực bởi các loại thiết giáp và xe tăng. Trong đó, biên chế nhiều nhất là loại xe chiến đấu bộ binh BMP-1 với khả năng vận tải một tiểu đội bộ binh mang đầy đủ trang bị, bọc thép có thể chống lại đạn pháo 30mm và một pháo nòng trơn cỡ 73mm để tiêu diệt địch, hỗ trợ lực lượng ta tác chiến. Ảnh: Đội hình chiến sĩ của Trung đoàn 102 huấn luyện tác chiến.

Có thể nói rằng, với thế trận phòng thủ mặt đất liên hoàn, nhiều tầng nhiều lớp phối thuộc của các đơn vị thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô, Binh chủng Tăng - Thiết giáp và Lục quân, ngoài ra còn có thể kể đến sự bảo vệ từ xa của các đơn vị khác của Quân đoàn 1, 2 hay Quân khu 1, 2, 3 đủ sức đủ che chắn cho Hà Nội từ mọi phía, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng cho thành phố vững mạnh phát triển. Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Trung đoàn 102.

Có thể nói rằng, với thế trận phòng thủ mặt đất liên hoàn, nhiều tầng nhiều lớp phối thuộc của các đơn vị thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô, Binh chủng Tăng - Thiết giáp và Lục quân, ngoài ra còn có thể kể đến sự bảo vệ từ xa của các đơn vị khác của Quân đoàn 1, 2 hay Quân khu 1, 2, 3 đủ sức đủ che chắn cho Hà Nội từ mọi phía, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng cho thành phố vững mạnh phát triển. Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Trung đoàn 102.

Video Phóng Sự Chiến Tranh Việt Nam: Giải phóng Thủ Đô - Nguồn: Truyền hình Nhân dân

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-luc-luong-tinh-nhue-nhat-bao-ve-thu-do-sau-66-nam-giai-phong-1445229.html