Những món ăn có màu đen tự nhiên ở Việt Nam

Không sử dụng tinh than tre để tạo màu như trào lưu gần đây, những món ăn này ở Việt Nam cũng có sắc đen đặc trưng.

Bánh gai ngoài hương vị thơm ngon còn gây ấn tượng bởi màu đen rất đặc trưng. Một số tỉnh có đặc sản bánh gai nổi tiếng là Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương, Phú Thọ... Bánh gai về cơ bản có hai phần chính là vỏ bánh và nhân bánh. Vỏ bánh làm từ bột gạo nếp và lá cây gai luộc, giã nhuyễn - chính là nguyên liệu tạo màu đen của bánh. Nhân bánh thường làm từ đỗ xanh, dừa, mỡ lợn, mứt bí, hạt sen, đường... Ảnh: Kurikotakeuchi.

Bánh gai ngoài hương vị thơm ngon còn gây ấn tượng bởi màu đen rất đặc trưng. Một số tỉnh có đặc sản bánh gai nổi tiếng là Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương, Phú Thọ... Bánh gai về cơ bản có hai phần chính là vỏ bánh và nhân bánh. Vỏ bánh làm từ bột gạo nếp và lá cây gai luộc, giã nhuyễn - chính là nguyên liệu tạo màu đen của bánh. Nhân bánh thường làm từ đỗ xanh, dừa, mỡ lợn, mứt bí, hạt sen, đường... Ảnh: Kurikotakeuchi.

Vùng đất huyện Thạch An ở phía đông nam tỉnh Cao Bằng trồng nhiều cây thạch đen (còn gọi là cây sương sáo), do có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để cây phát triển. Từ lá cây thạch đen, người ta nấu ra món thạch đen theo lối thủ công, cho thành phẩm có màu đen bóng tự nhiên, hương vị thơm nhẹ, thanh mát. Ảnh: Trung Nguyên/CaobangTourism.

Vùng đất huyện Thạch An ở phía đông nam tỉnh Cao Bằng trồng nhiều cây thạch đen (còn gọi là cây sương sáo), do có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để cây phát triển. Từ lá cây thạch đen, người ta nấu ra món thạch đen theo lối thủ công, cho thành phẩm có màu đen bóng tự nhiên, hương vị thơm nhẹ, thanh mát. Ảnh: Trung Nguyên/CaobangTourism.

Bắc Sơn là huyện miền núi, nằm về phía tây tỉnh Lạng Sơn. Đồng bào dân tộc Tày ở đây có món bánh chưng đen đặc sắc, được gói từ các nguyên liệu quen thuộc như gạo nếp cái, đỗ xanh, thịt mỡ... Song, nhờ tro rơm nếp tạo màu, món bánh có được màu sắc độc đáo. Thông thường, khi gặt lúa vụ đông hàng năm, người ta sẽ lấy thân lúa nếp (rơm nếp) phơi khô, sau đó đốt thành tro, rồi bảo quản cẩn thận, khi dùng chỉ cần rây lại. Ảnh: Bánh Chưng Đen Bắc Sơn.

Bắc Sơn là huyện miền núi, nằm về phía tây tỉnh Lạng Sơn. Đồng bào dân tộc Tày ở đây có món bánh chưng đen đặc sắc, được gói từ các nguyên liệu quen thuộc như gạo nếp cái, đỗ xanh, thịt mỡ... Song, nhờ tro rơm nếp tạo màu, món bánh có được màu sắc độc đáo. Thông thường, khi gặt lúa vụ đông hàng năm, người ta sẽ lấy thân lúa nếp (rơm nếp) phơi khô, sau đó đốt thành tro, rồi bảo quản cẩn thận, khi dùng chỉ cần rây lại. Ảnh: Bánh Chưng Đen Bắc Sơn.

Chí mà phù (có một số cách viết khác nhau) chính là món chè mè đen ở Hội An, được cho là có nguồn gốc từ người Hoa. Mè đem ngâm vài ba tiếng đồng hồ, xay nhuyễn rồi ninh nhừ cùng các vị thuốc bắc, cho món chè sền sệt, đen tuyền, khi nếm vào có độ mịn màng, vị ngọt dịu. Chè mè đen từ lâu đã trở thành thức hàng rong dân dã ở Hội An, thu hút du khách thưởng thức khi dạo chơi phố cổ. Ảnh: Camillegd.

Chí mà phù (có một số cách viết khác nhau) chính là món chè mè đen ở Hội An, được cho là có nguồn gốc từ người Hoa. Mè đem ngâm vài ba tiếng đồng hồ, xay nhuyễn rồi ninh nhừ cùng các vị thuốc bắc, cho món chè sền sệt, đen tuyền, khi nếm vào có độ mịn màng, vị ngọt dịu. Chè mè đen từ lâu đã trở thành thức hàng rong dân dã ở Hội An, thu hút du khách thưởng thức khi dạo chơi phố cổ. Ảnh: Camillegd.

Khô mè đen Cẩm Lệ là đặc sản ở Đà Nẵng. Bánh được làm từ bột gạo, nếp, mè, đường, gừng... tạo hình vuông hoặc chữ nhật, có vị giòn xốp, ngọt ngào. Trước đây, bánh khô mè còn gọi là bánh bảy lửa, vì khâu chế biến phải trải qua ngọn lửa 7 lần, song ngày nay công đoạn chế biến đã được cải tiến. Ngoài bánh khô mè đen còn có bánh khô mè trắng. Ảnh: Bà Liễu Mẹ.

Khô mè đen Cẩm Lệ là đặc sản ở Đà Nẵng. Bánh được làm từ bột gạo, nếp, mè, đường, gừng... tạo hình vuông hoặc chữ nhật, có vị giòn xốp, ngọt ngào. Trước đây, bánh khô mè còn gọi là bánh bảy lửa, vì khâu chế biến phải trải qua ngọn lửa 7 lần, song ngày nay công đoạn chế biến đã được cải tiến. Ngoài bánh khô mè đen còn có bánh khô mè trắng. Ảnh: Bà Liễu Mẹ.

Bún mắm cua, hay bún cua, bún cua "thối" là đặc sản nổi tiếng ở phố núi Pleiku, Gia Lai. Người ta giã nhuyễn cua đồng, lọc lấy nước rồi ủ qua đêm để lên men, chuyển màu đen, dậy mùi nồng thì đem chế biến thành nước dùng. Tô bún mắm cua còn có thêm măng le, da heo chiên giòn, trứng, chả, bánh phồng tôm... Với một số người, hương vị đặc trưng của món ăn này quả là "thử thách", nhưng với những người khác, bún mắm cua Gia Lai thực sự rất hấp dẫn. Ảnh: Vietnamesegod.

Bún mắm cua, hay bún cua, bún cua "thối" là đặc sản nổi tiếng ở phố núi Pleiku, Gia Lai. Người ta giã nhuyễn cua đồng, lọc lấy nước rồi ủ qua đêm để lên men, chuyển màu đen, dậy mùi nồng thì đem chế biến thành nước dùng. Tô bún mắm cua còn có thêm măng le, da heo chiên giòn, trứng, chả, bánh phồng tôm... Với một số người, hương vị đặc trưng của món ăn này quả là "thử thách", nhưng với những người khác, bún mắm cua Gia Lai thực sự rất hấp dẫn. Ảnh: Vietnamesegod.

Bò tơ là đặc sản nổi tiếng ở Tây Ninh, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon từ đủ các loại bộ phận khác nhau của bò. Trong đó, lòng đen chính là bộ phận lá sách của bò tơ, có màu đen tự nhiên, hương vị giòn dai, ngọt mát hấp dẫn, được nhiều thực khách sành ăn chọn thưởng thức. Người ta có thể sử dụng lòng đen bò tơ để hấp gừng, luộc nước dừa, xào lá cóc, nhúng mẻ... Ảnh: Botonamsanh.

Bò tơ là đặc sản nổi tiếng ở Tây Ninh, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon từ đủ các loại bộ phận khác nhau của bò. Trong đó, lòng đen chính là bộ phận lá sách của bò tơ, có màu đen tự nhiên, hương vị giòn dai, ngọt mát hấp dẫn, được nhiều thực khách sành ăn chọn thưởng thức. Người ta có thể sử dụng lòng đen bò tơ để hấp gừng, luộc nước dừa, xào lá cóc, nhúng mẻ... Ảnh: Botonamsanh.

Món chè đậu đen hạt sen tốt cho giấc ngủ Không chỉ giúp giải nhiệt ngày nắng nóng, chè đậu đen hạt sen còn mang lại lợi ích cho giấc ngủ.

Theo Song Phúc/ Zing.vn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/doi-song/nhung-mon-an-co-mau-den-tu-nhien-o-viet-nam-1581135.html