Những món không nên nấu cùng thịt lợn

Thịt lợn là nguyên liệu phổ biến trong bữa cơm gia đình, nhưng cách chế biến thế nào cho đúng, an toàn không phải ai cũng biết.

Phần thịt lợn dưới đây tốt cho sức khỏe hơn:

Thịt vai
Thịt mông
Thịt ba chỉ

Theo Sohu, hàm lượng dinh dưỡng của thịt vai cao, đặc biệt là protein, lipid, chất béo và các khoáng chất cần thiết để phát triển cơ thể, giúp bạn khỏe mạnh hơn. Thịt vai heo có vitamin nhóm B tương đối cao giúp chúng ta dễ tập trung hơn và vitamin khi được bổ sung đầy đủ sẽ chuyển hóa thành glucose phát triển cơ bắp.

Nấu thịt lợn với thực phẩm này tốt cho cơ thể suy nhược, bổ huyết:

Măng trúc
Kỷ tử, đương quy
Ngao, hành tím

Theo Đông y, một bài thuốc có tác dụng bổ âm, bổ huyết, bổ can thận, dùng cho các trường hợp đau đầu, hoa mắt chóng mặt, cơ thể suy nhược, huyết hư thiếu máu, người bị bệnh lâu ngày mỏi mệt, gầy yếu. Công thức: Thịt nạc thăn 200 g, kỷ tử 15 g và thê, đương quy 20 g, đại táo 10 quả, cho vào nấu thành canh, nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi dùng, vớt bỏ bã đương quy.

Đâu là cách rã đông thịt lợn sai:

Rã đông trong ngăn mát tủ lạnh
Rã đông dưới vòi nước chảy
Rã đông bằng nước nóng

Theo Business Insider, ngâm thịt vào nước nóng để rã đông có thể ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, làm thịt mất chất dinh dưỡng. Rã đông trong ngăn mát tủ lạnh là tốt nhất. Trường hợp cần rã đông nhanh nên để thực phẩm dưới vòi nước chảy hoặc bằng lò vi sóng.

Không nên nấu thịt lợn chung với món này:

Thịt gà
Ốc bươu
Hành tím

Cuốn sách "Nam dược thần hiệu" của lương y Tuệ Tĩnh đúc kết những kinh nghiệm như, thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với ốc bươu, cam thảo, mơ, con tôm… Sự kiêng kỵ của các món ăn này theo tương quan ngũ hành. Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Thịt lợn kết hợp với lá này dễ gây khó tiêu, ngộ độc:

Hành lá
Lá mùi tàu
Lá mơ

Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, cho biết thịt lợn chứa rất nhiều protein nên dùng với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm, khiến người ăn không thể hấp thu được. Cần kiêng kỵ để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.

Cho gừng vào các món nấu với thịt lợn để khử mùi tanh?

Đúng
Sai

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, một số người có thói quen cho gừng vào thịt lợn khi nấu để khử mùi tanh nhưng điều này hoàn toàn là chưa đúng. Theo Đông y, thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, khi ăn vào, thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, nổi lên các nốt đen ở mặt.

Dấu hiệu thịt lợn không còn tươi ngon, an toàn:

Có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi, có độ đàn hồi cao
Thịt có màu xanh nhạt hoặc hơi thâm, màng ngoài nhớt, dính
Đường cắt mặt thịt khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se lại, lớp bì mềm

Lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo người tiêu dùng cần tránh mua thịt lợn có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. Thịt tươi, ngon có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả, vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô. Thịt tươi cũng có độ rắn chắc, đàn hồi cao; đường cắt mặt thịt phải khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se lại, lớp bì mềm, mỡ màu trắng trong đến hơi ngà, khi ngửi không có mùi gắt dầu.

Nước thịt luộc nhiều váng, có mùi hôi là thịt nuôi cám tăng trọng?

Đúng
Sai

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, thịt siêu nạc hoặc nuôi cám tăng trọng khi luộc thường nhiều váng, nước có mùi hôi, lúc rang ra nhiều nước, ăn khô.

Mai Phương

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/nhung-mon-khong-nen-nau-cung-thit-lon-post1482893.html