Những ngày thanh bình của cặp đôi Sài Gòn giữa núi rừng Tà Số

Trong chuyến du lịch xuyên Việt 70 ngày, cặp đôi du khách Phú Cường và Thùy Trân đến từ TP.HCM đã có những trải nghiệm thú vị tại bản Tà Số 2, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Theo chia sẻ của hai du khách, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là nơi sinh sống của hơn 330 hộ đồng bào Mông, được chia thành hai bản Tà Số 1 và Tà Số 2. Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp cùng những nét văn hóa dân tộc độc đáo được bà con chú trọng gìn giữ, bảo tồn, nơi đây đang thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

Theo chia sẻ của hai du khách, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là nơi sinh sống của hơn 330 hộ đồng bào Mông, được chia thành hai bản Tà Số 1 và Tà Số 2. Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp cùng những nét văn hóa dân tộc độc đáo được bà con chú trọng gìn giữ, bảo tồn, nơi đây đang thu hút đông đảo du khách ghé thăm.

Để đến bản Tà Số 2, du khách phải đến bản Tà Số 1, cách trung tâm huyện Mộc Châu khoảng gần 15km. Nếu xuất phát từ trung tâm huyện, du khách chỉ cần đi dọc thẳng theo tuyến đường Quốc lộ 6 khoảng 7km.

Để đến bản Tà Số 2, du khách phải đến bản Tà Số 1, cách trung tâm huyện Mộc Châu khoảng gần 15km. Nếu xuất phát từ trung tâm huyện, du khách chỉ cần đi dọc thẳng theo tuyến đường Quốc lộ 6 khoảng 7km.

Trước đó ở Mộc Châu, Phú Cường và Thùy Trân có chút thất vọng vì sự đô thị hóa của nơi này nên quyết định di chuyển lên bản Tà Số. Chính tại Tà Số, cặp đôi Sài Gòn đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình.

Trước đó ở Mộc Châu, Phú Cường và Thùy Trân có chút thất vọng vì sự đô thị hóa của nơi này nên quyết định di chuyển lên bản Tà Số. Chính tại Tà Số, cặp đôi Sài Gòn đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình.

Theo Cường tìm hiểu, ở đây có 2 bản làng lần lượt mang tên Tà Số 1 và Tà Số 2. Đường lên bản gồ ghề, Trân ôm chặt lúc Cường rồ ga xe máy, trên đoạn đường 7km theo quốc lộ 6 từ Mộc Châu đi Sơn La, rồi rẽ phải lên bản Tà Số. Khu vực này mới có điện trong khoảng 5 năm trở lại đây. Hai bên là rặng núi, nhà dân cách nhau khá xa.

Theo Cường tìm hiểu, ở đây có 2 bản làng lần lượt mang tên Tà Số 1 và Tà Số 2. Đường lên bản gồ ghề, Trân ôm chặt lúc Cường rồ ga xe máy, trên đoạn đường 7km theo quốc lộ 6 từ Mộc Châu đi Sơn La, rồi rẽ phải lên bản Tà Số. Khu vực này mới có điện trong khoảng 5 năm trở lại đây. Hai bên là rặng núi, nhà dân cách nhau khá xa.

Nơi hai du khách chọn nghỉ đêm là khu vực đông dân hơn, với nếp sống nguyên sơ của người Mông. Giá phòng nghỉ chỉ 450.000 đồng cho hai người.

Nơi hai du khách chọn nghỉ đêm là khu vực đông dân hơn, với nếp sống nguyên sơ của người Mông. Giá phòng nghỉ chỉ 450.000 đồng cho hai người.

Chiều hôm đó, hai du khách được người chủ nhà dẫn đến hang Táu theo đường đi rừng, ngang qua các lán, trại gia súc. Những cánh đồng dưới thung lũng, thửa ruộng bậc thang, nương ngô, nương sắn là nơi người dân, chủ yếu là dân tộc Mông, đang cần cù lao động.

Chiều hôm đó, hai du khách được người chủ nhà dẫn đến hang Táu theo đường đi rừng, ngang qua các lán, trại gia súc. Những cánh đồng dưới thung lũng, thửa ruộng bậc thang, nương ngô, nương sắn là nơi người dân, chủ yếu là dân tộc Mông, đang cần cù lao động.

Tại homestay, Cường và Trân thích thú khi thấy người dân đang chơi trò đánh lông gà theo truyền thống của người Mông. Họ cũng được nghe thêm về văn hóa, nếp sống của người Mông, như khi chủ nhà kể chuyện về giá trị của cây cột chính trong nhà và phòng của gia chủ.

Tại homestay, Cường và Trân thích thú khi thấy người dân đang chơi trò đánh lông gà theo truyền thống của người Mông. Họ cũng được nghe thêm về văn hóa, nếp sống của người Mông, như khi chủ nhà kể chuyện về giá trị của cây cột chính trong nhà và phòng của gia chủ.

Ở đây, người lớn tuổi không giỏi tiếng phổ thông, Cường và Trân gặp khó khăn trong lúc trò chuyện. Dù vậy họ vẫn cảm nhận được sự nhiệt tình, tâm huyết của người làm dịch vụ homestay.

Ở đây, người lớn tuổi không giỏi tiếng phổ thông, Cường và Trân gặp khó khăn trong lúc trò chuyện. Dù vậy họ vẫn cảm nhận được sự nhiệt tình, tâm huyết của người làm dịch vụ homestay.

Theo lời chủ nhà, để du khách có thêm trải nghiệm, họ thường tổ chức ngồi uống trà dưới ánh trăng và đốt lửa, hướng dẫn khách tìm hiểu nghề vẽ sáp ong, hoặc làm bánh giày vào dịp Tết.

Theo lời chủ nhà, để du khách có thêm trải nghiệm, họ thường tổ chức ngồi uống trà dưới ánh trăng và đốt lửa, hướng dẫn khách tìm hiểu nghề vẽ sáp ong, hoặc làm bánh giày vào dịp Tết.

Ngày hôm sau từ bản Tà Số 2, cả hai chạy xe máy vào một bản khác sâu hơn nữa khoảng 10 km, đến nơi mà ứng dụng công nghệ như Google Maps không có tác dụng.

Ngày hôm sau từ bản Tà Số 2, cả hai chạy xe máy vào một bản khác sâu hơn nữa khoảng 10 km, đến nơi mà ứng dụng công nghệ như Google Maps không có tác dụng.

Hai du khách chia sẻ ấn tượng với những khung cảnh nguyên sơ, không tiệm tạp hóa, những con đường nhựa xen kẽ vài đoạn đường đất…

Hai du khách chia sẻ ấn tượng với những khung cảnh nguyên sơ, không tiệm tạp hóa, những con đường nhựa xen kẽ vài đoạn đường đất…

Càng đi vào sâu càng thú vị, nhưng hai du khách phải chấp nhận quay xe trở về trước khi Mặt Trời lặn, vì lo lắng trong vùng sâu không có điện sẽ khó thấy đường đi trong đêm tối.

Càng đi vào sâu càng thú vị, nhưng hai du khách phải chấp nhận quay xe trở về trước khi Mặt Trời lặn, vì lo lắng trong vùng sâu không có điện sẽ khó thấy đường đi trong đêm tối.

Thời điểm tốt nhất mà du khách có thể tham quan Tà Số, Mộc Châu là vào khoảng thời gian mùa xuân, từ tháng 2 cho đến tháng 4. Lúc này, thời tiết ở Mộc Châu tương đối lạnh nhưng vẫn có những tia nắng ban mai dịu nhẹ, ấm áp.

Thời điểm tốt nhất mà du khách có thể tham quan Tà Số, Mộc Châu là vào khoảng thời gian mùa xuân, từ tháng 2 cho đến tháng 4. Lúc này, thời tiết ở Mộc Châu tương đối lạnh nhưng vẫn có những tia nắng ban mai dịu nhẹ, ấm áp.

Đây cũng là thời điểm nhiều sắc hoa bung nở tại Mộc Châu, tạo thành điểm check-in, chụp ảnh độc đáo cho du khách.

Đây cũng là thời điểm nhiều sắc hoa bung nở tại Mộc Châu, tạo thành điểm check-in, chụp ảnh độc đáo cho du khách.

Nếu đến thăm Tà Số vào dịp đầu năm, thời điểm này tiết trời se se lạnh, một vài nơi đã có hoa đào khoe sắc ở xã Chiềng Hoắc. Hai du khách từ TP.HCM đã có những trải nghiệm đáng nhớ tại Mộc Châu, riêng Trân mang về một bộ váy thêu tay của người Mông.

Nếu đến thăm Tà Số vào dịp đầu năm, thời điểm này tiết trời se se lạnh, một vài nơi đã có hoa đào khoe sắc ở xã Chiềng Hoắc. Hai du khách từ TP.HCM đã có những trải nghiệm đáng nhớ tại Mộc Châu, riêng Trân mang về một bộ váy thêu tay của người Mông.

CTV Thanh Thu/VOV.VN Ảnh: Phú Cường

Nguồn VOV: https://vov.vn/du-lich/anh-cua-ban/nhung-ngay-thanh-binh-cua-cap-doi-sai-gon-giua-nui-rung-ta-so-post1127479.vov