Những người có nguy cơ bị biến chứng cúm mùa nghiêm trọng

Theo The Economic Times, cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm mùa nghiêm trọng.

 Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm mùa nghiêm trọng. Ảnh: Johns Hopkins Medicine.

Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm mùa nghiêm trọng. Ảnh: Johns Hopkins Medicine.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có 4 loại virus cúm theo mùa là loại A, B, C và D. Trong đó, virus cúm A và B lưu hành và gây ra các đợt dịch bệnh theo mùa. Virus cúm A được phân loại thành các loại phụ theo sự kết hợp giữa hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA), các protein trên bề mặt của virus.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, tất cả trẻ em dưới 5 tuổi đều là đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm nghiêm trọng. Trong đó, trẻ em dưới 2 tuổi là nhóm có nguy cơ cao nhất (với tỷ lệ nhập viện và tử vong cao nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi).

Ngoài ra, CDC cho biết thêm các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc các biến chứng cúm nghiêm trọng như sau:

Tại Ấn Độ, các nhà khoa học của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) nhận định sự gia tăng đột biến các ca ho dai dẳng, đôi khi kèm theo sốt ở quốc gia này trong 2, 3 tháng qua là do cúm A phân nhóm H3N2.

Họ nhận xét H3N2 là nguyên nhân gây ra nhiều ca nhập viện hơn các phân nhóm khác. Đối với những bệnh nhân có triệu chứng, các nhà khoa học ICMR khuyên họ nên rửa tay bằng xà phòng và nước; đeo khẩu trang thường xuyên; tránh những nơi đông người; che miệng, mũi khi hắt hơi, ho; tránh chạm tay vào mắt, mũi; uống nhiều nước và uống paracetamol khi bị sốt, đau nhức cơ thể.

Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA) khuyến cáo người dân không nên sử dụng kháng sinh bừa bãi trong bối cảnh các ca ho, cảm lạnh và buồn nôn đang gia tăng ở quốc gia này. IMA đã yêu cầu các bác sĩ chỉ kê đơn điều trị triệu chứng và không dùng kháng sinh cho bệnh nhân.

Hiệp hội này cũng cho biết sốt theo mùa sẽ kéo dài 5-7 ngày nhưng trong một số trường hợp, cơn ho có thể kéo dài đến 3 tuần. Các ca nhiễm virus cũng có thể gia tăng do ô nhiễm không khí.

"Hiện tại, mọi người đang bắt đầu dùng thuốc kháng sinh như Azithromycin và Amoxiclav... mà không quan tâm đến liều lượng và thời điểm ngưng sử dụng thuốc là lúc nào. Điều này cần phải được dừng lại vì nó sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh", IMA nhấn mạnh.

Minh Uyên

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-nguoi-co-nguy-co-bi-bien-chung-cum-mua-nghiem-trong-post1409458.html