Những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nhất

Ung thư phổi đứng thứ 2 trong số căn bệnh ung thư được ghi nhận tại Việt Nam, phổ biến ở cả hai giới.

Chồng tôi (35 tuổi) hút thuốc lá nhiều năm qua. Dù cả 2 có sức khỏe hoàn toàn bình thường, tôi vẫn lo lắng về nguy cơ chúng tôi bị ung thư phổi do ảnh hưởng từ khói thuốc. Theo bác sĩ, tôi và chồng có nên khám sàng lọc ung thư phổi hay không?

PGS Phan Thu Phương, ThS.BS Cao Trung Đức, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)

Ung thư phổi thường không có biểu hiện đặc hiệu, khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Do đó, bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn, chỉ khoảng 15% có thể chẩn đoán sớm.

Hiệp hội lồng ngực Mỹ (ACCP) phân loại nhóm những người dưới đây cần sàng lọc ung thư phổi dựa trên mức độ nguy cơ:

Năm 2018, Mạng lưới ung thư Quốc gia Mỹ (NCCN) cũng đưa ra khuyến cáo về những đối tượng cần sàng lọc ung thư phổi thông qua đánh giá nguy cơ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

- Tiền sử hút thuốc lá.

- Phơi nhiễm radon. Radon là loại khí phóng xạ tồn tại trong các ngôi nhà trên khắp thế giới. Khí được tạo ra từ sự phân hủy tự nhiên của uranium trong đất, đá, nước và đi vào không khí mà chúng ta hít thở. Radon là nguyên nhân chính gây ung thư ở những người không hút thuốc.

- Phơi nhiễm nghề nghiệp.

- Tiền sử ung thư.

- Tiền sử gia đình ung thư phổi ở thế hệ thứ nhất.

- Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc xơ phổi.

- Hút thuốc lá thụ động.

Tháng 7/2022, Mạng lưới ung thư Quốc gia Mỹ cập nhật khuyến cáo mới nhất về sàng lọc ung thư phổi, cụ thể chia làm hai nhóm đối tượng:

- Nhóm nguy cơ cao, khuyến cáo sàng lọc ung thư phổi: Người trên 50 tuổi và hút thuốc lá trên 20 bao/năm.

- Nhóm nguy cơ thấp, không khuyến cáo sàng lọc: Những người dưới 50 tuổi và/hoặc hút thuốc dưới 20 bao/năm.

Độc giả Mỹ Linh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/nhung-nguoi-co-nguy-co-mac-ung-thu-phoi-cao-nhat-post1406182.html