Những 'nụ cười vượt khó' của người dân Chương Mỹ giữa biển nước mênh mông

Tình trạng ngập lụt đã kéo dài hơn 10 ngày ở xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), người dân bị thiệt hại nhiều tài sản, gặp vô vàn khó khăn trong cảnh biển nước bủa vây. Dẫu vậy, họ vẫn luôn nở những 'nụ cười vượt khó', lạc quan, mong nước sớm rút để sớm quay trở lại đời sống bình thường, tiếp tục sản xuất.

Trong vòng 16 năm qua, người dân xã Nam Phương Tiến cũng như một vài xã khác của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã trải qua bốn lần ngập lụt nặng vào các năm: 2008, 2017, 2018, 2024.

Trong vòng 16 năm qua, người dân xã Nam Phương Tiến cũng như một vài xã khác của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã trải qua bốn lần ngập lụt nặng vào các năm: 2008, 2017, 2018, 2024.

Mỗi lần ngập lụt đều gây thiệt hại lớn về hoa màu, thủy sản, vật nuôi, gia súc, gia cầm. Dẫu vậy, sau mỗi lần như vậy, họ đều gác lại quá khứ hướng đến tương lai, nở những “nụ cười vượt khó”, dùng đôi bàn tay và khối óc của mình cần cù làm giàu trên chính quê hương.

Mỗi lần ngập lụt đều gây thiệt hại lớn về hoa màu, thủy sản, vật nuôi, gia súc, gia cầm. Dẫu vậy, sau mỗi lần như vậy, họ đều gác lại quá khứ hướng đến tương lai, nở những “nụ cười vượt khó”, dùng đôi bàn tay và khối óc của mình cần cù làm giàu trên chính quê hương.

Nữ cán bộ điện lực trực ở đầu đường vào thôn Nam Hài (xã Nam Phương Tiến) cười tươi khi thấy những chú chó con đang trên đường về nhà.

Nữ cán bộ điện lực trực ở đầu đường vào thôn Nam Hài (xã Nam Phương Tiến) cười tươi khi thấy những chú chó con đang trên đường về nhà.

Ngày thứ 9, nước rút, người mẹ đưa con trai và đàn chó trở về nhà.

Ngày thứ 9, nước rút, người mẹ đưa con trai và đàn chó trở về nhà.

Hộ dân ở thôn Nam Hài nở nụ cười tiễn người thân lên "xe buýt đường thủy" ra ngoài vùng bị ngập lụt.

Hộ dân ở thôn Nam Hài nở nụ cười tiễn người thân lên "xe buýt đường thủy" ra ngoài vùng bị ngập lụt.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến (đội mũ cối, áo phông trắng, đi ủng) trên đường trao quà cứu trợ cho người dân.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến (đội mũ cối, áo phông trắng, đi ủng) trên đường trao quà cứu trợ cho người dân.

Bà Cao Thị Luyến (người bên trái), Chủ tịch Hội LHPN xã Nam Phương Tiến cùng các hội viên phụ nữ mua hộ rau, nhu yếu phẩm giúp chị Nguyễn Thị Nhàn (trú thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến).

Bà Cao Thị Luyến (người bên trái), Chủ tịch Hội LHPN xã Nam Phương Tiến cùng các hội viên phụ nữ mua hộ rau, nhu yếu phẩm giúp chị Nguyễn Thị Nhàn (trú thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến).

Bà lão cười hạnh phúc trước những tấm lòng chia sẻ của các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương và các mạnh thường quân.

Bà lão cười hạnh phúc trước những tấm lòng chia sẻ của các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương và các mạnh thường quân.

Hộ dân ở thôn Hạnh Bồ, nơi bị cô lập nhất ở xã Nam Phương Tiến trên đường nhận cứu trợ về nhà.

Hộ dân ở thôn Hạnh Bồ, nơi bị cô lập nhất ở xã Nam Phương Tiến trên đường nhận cứu trợ về nhà.

Anh Nguyễn Văn Luyện, đại diện con em xa quê, trên đường vận chuyển hàng hóa cứu trợ cho người dân ở thôn Hạnh Bồ.

Anh Nguyễn Văn Luyện, đại diện con em xa quê, trên đường vận chuyển hàng hóa cứu trợ cho người dân ở thôn Hạnh Bồ.

Chị Nguyễn Thị Xuyên ( 50 tuổi, trú thôn Hạnh Bồ) cùng con gái phân quà cứu trợ cho người dân trong thôn.

Chị Nguyễn Thị Xuyên ( 50 tuổi, trú thôn Hạnh Bồ) cùng con gái phân quà cứu trợ cho người dân trong thôn.

“Hôm đầu lũ về, điện không có, nước ăn không có. Nhưng đến nay, đã được con em xa quê cà các ban, ngành, đoàn thể địa phương hỗ trợ nên đời sống đã ổn định rồi”, bà Nguyễn Thị Tĩnh (60 tuổi, trú thôn Hạnh Bồ) chia sẻ.

“Hôm đầu lũ về, điện không có, nước ăn không có. Nhưng đến nay, đã được con em xa quê cà các ban, ngành, đoàn thể địa phương hỗ trợ nên đời sống đã ổn định rồi”, bà Nguyễn Thị Tĩnh (60 tuổi, trú thôn Hạnh Bồ) chia sẻ.

Ông lão ở thôn Hạnh Bồ đi nhận quà cứu trợ, đồng thời nhận giúp các hộ khác gần nhà mình.

Ông lão ở thôn Hạnh Bồ đi nhận quà cứu trợ, đồng thời nhận giúp các hộ khác gần nhà mình.

Cán bộ, giáo viên Trường THCS Nam Phương Tiến A trên đường thăm trường trở ra.

Cán bộ, giáo viên Trường THCS Nam Phương Tiến A trên đường thăm trường trở ra.

Người đàn ông ở thôn Nam Hài chèo thuyền giữa vùng ngập sâu.

Người đàn ông ở thôn Nam Hài chèo thuyền giữa vùng ngập sâu.

Bạn thanh niên dùng phao nội tự chế di chuyển qua vùng ngập.

Bạn thanh niên dùng phao nội tự chế di chuyển qua vùng ngập.

Chị gái chèo thuyền đưa em trai đi sang nhà người thân.

Chị gái chèo thuyền đưa em trai đi sang nhà người thân.

Ông lão hàng xóm mở giúp gói bim bim cho cậu bé.

Ông lão hàng xóm mở giúp gói bim bim cho cậu bé.

Chị Nguyễn Thị Sinh (trú thôn Nam Hài) vừa đi làm về, nhờ chồng đưa vào xem tình hình nhà cửa. Nhà chị ở vị trí ngập sâu, các con đã di tản lên ở nhờ nhà cô ruột.

Chị Nguyễn Thị Sinh (trú thôn Nam Hài) vừa đi làm về, nhờ chồng đưa vào xem tình hình nhà cửa. Nhà chị ở vị trí ngập sâu, các con đã di tản lên ở nhờ nhà cô ruột.

Anh Đỗ Đình Chuyển (trú xóm Gạch, thôn Nam Hài) trên đường đi lấy cỏ về cho bò. Nhà anh ở vị trí ngập sâu tới đầu người, hiện nay có 6 người đang sinh sống (anh, vợ, 3 người con, mẹ).

Anh Đỗ Đình Chuyển (trú xóm Gạch, thôn Nam Hài) trên đường đi lấy cỏ về cho bò. Nhà anh ở vị trí ngập sâu tới đầu người, hiện nay có 6 người đang sinh sống (anh, vợ, 3 người con, mẹ).

Chị Nguyễn Thị Tuyết (trú thôn Nam Hài) lau dọn đồ đạc trong nhà. Nước dùng thiếu thốn, chị phải hứng nước mưa để sinh hoạt. Tranh thủ lúc rảnh rỗi, hai vợ chồng thường đi hỗ trợ thôn bê vác, phân loại, phân phát quà cứu trợ cho các hộ dân.

Chị Nguyễn Thị Tuyết (trú thôn Nam Hài) lau dọn đồ đạc trong nhà. Nước dùng thiếu thốn, chị phải hứng nước mưa để sinh hoạt. Tranh thủ lúc rảnh rỗi, hai vợ chồng thường đi hỗ trợ thôn bê vác, phân loại, phân phát quà cứu trợ cho các hộ dân.

Trường Hùng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/nhung-nu-cuoi-vuot-kho-cua-nguoi-dan-chuong-my-trong-canh-bien-nuoc-menh-mong-20240804134516752.htm