Mực nước ở 3 thôn rốn lũ của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) rút rất chậm khiến cho người dân nơi đây chấp nhận tiếp tục ở nhờ và sống xa nhà thêm một thời gian dài.
Mực nước ở 3 thôn rốn lũ của huyện Chương Mỹ (Hà Nội) rút rất chậm khiến cho người dân nơi đây chấp nhận tiếp tục ở nhờ và sống xa nhà thêm một thời gian dài.
Trước diễn biến khó lường của thời tiết sau bão số 3 (Yagi), Chương Mỹ đã chủ động các phương án ứng phó với nguy cơ ngập lụt do lũ rừng ngang. Theo đó, huyện Chương Mỹ yêu cầu duy trì chế độ trực 24/24h tại Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện. Kịp thời cập nhật thông tin, dự báo, cảnh báo tình hình thiên tai, sự cố để nắm bắt, chỉ đạo phòng chống lũ lụt.
Sáng 10/9, nước sông Bùi là 7m22, trên báo động 3, 17 hộ dân xã Nam Phương Tiến đã bị ngập. Theo dự báo, đêm nay sẽ có 875 hộ dân ở Nam Phương Tiến bị ngập hoặc cô lập khi lũ rừng ngang tràn về.
Ngày 10/9, Chính quyền các địa phương cùng đoàn thể đã huy động tối đa lực lượng và phương tiện ứng trực phòng, chống thiên tai 24/24h; tích cực, khẩn trương hỗ trợ người dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Sau lũ, xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ) có 135ha thủy sản, 86ha lúa, rau màu và 17.327m2 chuồng trại bị ngập, 20.396 gia cầm bị cuốn trôi, để phục hồi sản xuất, người dân rất cần có sự hỗ trợ về cây, con giống.
Sau hơn nửa tháng sống trong ngập lụt, người dân vùng ngập lũ xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã trở về nhà để dọn dẹp, khôi phục sản xuất, sớm trở lại trạng thái bình thường.
Sau hơn nửa tháng chìm trong ngập lụt, các thôn, xóm thuộc vùng 'rốn lũ' của huyện Chương Mỹ, Quốc Oai (Hà Nội) đã cơ bản hết ngập. Hiện, công tác khắc phục ô nhiễm môi trường sau lũ lụt, bảo đảm đời sống người dân, khôi phục sản xuất... đang được các cấp chính quyền và người dân triển khai, sớm trở lại trạng thái bình thường.
Tình trạng ngập lụt đã kéo dài hơn 10 ngày ở xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), người dân bị thiệt hại nhiều tài sản, gặp vô vàn khó khăn trong cảnh biển nước bủa vây. Dẫu vậy, họ vẫn luôn nở những 'nụ cười vượt khó', lạc quan, mong nước sớm rút để sớm quay trở lại đời sống bình thường, tiếp tục sản xuất.
Ngâm mình trong nước bẩn nhiều ngày, người dân xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) lo lắng trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau lũ.
Thôn Hạnh Bồ (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là thôn bị cô lập nhất ở 'rốn lũ' Hà Nội. Toàn bộ diện tích của thôn đều bị ngập sâu, có những nơi hơn 2m, người dân chỉ có thể di chuyển ra khỏi nhà bằng thuyền, đời sống hiểm nguy, bất trắc giữa tứ bề biển nước.
Đến chiều 1/8, các phương tiện đã có thể ra, vào xã Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ), tuy nhiên phía trong các thôn Nam Hài, Nhân Lý, Hạnh Côn của xã, nhiều hộ dân vẫn bị ngập trong lũ.
Dù kịp dồn vào chuồng phao, đàn gà nghìn con của ông Hòa vẫn chết như ngả rạ trong những ngày Chương Mỹ thành rốn lũ, ngày nào ông cũng phải dọn xác 40-50 con.
Đến nay lũ rừng ngang trên địa bàn của huyện Chương Mỹ đang rút nhanh, hiện các xã đang từng bước thống kê thiệt hại…
Với nhiều người lũ rừng ngang là khái niệm khá xa lạ. Nhưng với người dân các xã Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ và thôn Bùi Xá (thị trấn Xuân Mai) lại vẫn đang sống chung với nó. Lũ rừng ngang là chuyện 'Xuân Thu nhị kỳ' nhưng người dân nơi đây vẫn thường xuyên phải chống chọi trước sự hà khắc của thiên nhiên…
Ngồi trước mặt chúng tôi là bốn chú tiểu với sách vở, bút mực đang chuẩn bị cho buổi đến trường sau mùa dịch Covid tại ngôi chùa nhỏ nằm khuất nẻo tại thôn Hạnh Bồ, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Đây cũng là vùng giáp ranh với tỉnh Hòa Bình nên tiếng thuộc thủ đô vẫn xa hút hắt. Cư dân thưa thớt.