Những phiên bản làm nên tên tuổi của dòng tiêm kích Su-30

Đã hơn 30 năm kể từ khi thực hiện chuyến bay đầu tiên, những chiếc tiêm kích Su-30 vẫn hoạt động hiệu quả ở khắp nơi trên thế giới, tiếp tục khẳng định vị trí công nghệ máy bay Nga trên thế giới.

Kể từ sau sự ra đời của Su-27 Flanker, loại máy bay chiến đấu có năng lực nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Liên Xô bắt đầu phát triển một số loại máy bay tiên tiến bao gồm máy bay chiếm ưu thế trên không Su-27M mà sau này trở thành Su-35 và tiêm kích Su-30.

Kể từ sau sự ra đời của Su-27 Flanker, loại máy bay chiến đấu có năng lực nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Liên Xô bắt đầu phát triển một số loại máy bay tiên tiến bao gồm máy bay chiếm ưu thế trên không Su-27M mà sau này trở thành Su-35 và tiêm kích Su-30.

Chương trình chiến đấu cơ Su-30 ban đầu được phát triển với tên gọi Su-27PU từ năm 1986 và có chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/1989, hai năm trước khi Liên Xô sụp đổ. Sau đó cuộc khủng hoảng kinh tế và ngân sách quốc phòng hạn hẹp đã làm chậm tiến độ đáng kể, với chỉ 5 chiếc Su-27PU được chuyển giao vào năm 1996.

Chương trình chiến đấu cơ Su-30 ban đầu được phát triển với tên gọi Su-27PU từ năm 1986 và có chuyến bay đầu tiên vào tháng 12/1989, hai năm trước khi Liên Xô sụp đổ. Sau đó cuộc khủng hoảng kinh tế và ngân sách quốc phòng hạn hẹp đã làm chậm tiến độ đáng kể, với chỉ 5 chiếc Su-27PU được chuyển giao vào năm 1996.

Tuy nhiên chương trình vẫn tiếp tục, phần lớn nhờ các đơn đặt hàng xuất khẩu. Ấn Độ trở thành khách hàng đầu tiên và đặt hàng mẫu Su-30K vào năm 1996, tiếp theo là Trung Quốc mua lại phiên bản chiến đấu cơ Su-30MK đã được tùy chỉnh và cải tiến nhiều.

Tuy nhiên chương trình vẫn tiếp tục, phần lớn nhờ các đơn đặt hàng xuất khẩu. Ấn Độ trở thành khách hàng đầu tiên và đặt hàng mẫu Su-30K vào năm 1996, tiếp theo là Trung Quốc mua lại phiên bản chiến đấu cơ Su-30MK đã được tùy chỉnh và cải tiến nhiều.

Chương trình chiến đấu cơ Su-30 chủ yếu chỉ dựa vào xuất khẩu để có chi phí nghiên cứu và phát triển cho đến khi Không quân Nga bắt đầu quan tâm đến loại máy bay này từ đầu những năm 2010.

Chương trình chiến đấu cơ Su-30 chủ yếu chỉ dựa vào xuất khẩu để có chi phí nghiên cứu và phát triển cho đến khi Không quân Nga bắt đầu quan tâm đến loại máy bay này từ đầu những năm 2010.

Su-30 ngày nay được đưa vào trang bị trên toàn thế giới với số lượng lớn hơn bất kỳ phiên bản Su-27 nào khác. Máy bay vẫn được sản xuất cho đến ngày nay cho cả quân đội Nga và xuất khẩu với khả năng đã được cải thiện rõ rệt kể từ những năm 1990.

Su-30 ngày nay được đưa vào trang bị trên toàn thế giới với số lượng lớn hơn bất kỳ phiên bản Su-27 nào khác. Máy bay vẫn được sản xuất cho đến ngày nay cho cả quân đội Nga và xuất khẩu với khả năng đã được cải thiện rõ rệt kể từ những năm 1990.

Khoảng 135 chiếc hiện đang được Không quân Nga triển khai, phần lớn trong số đó là Su-30SM, trong đó Ấn Độ, Trung Quốc và Algeria là các nhà khai thác nước ngoài lớn nhất.

Khoảng 135 chiếc hiện đang được Không quân Nga triển khai, phần lớn trong số đó là Su-30SM, trong đó Ấn Độ, Trung Quốc và Algeria là các nhà khai thác nước ngoài lớn nhất.

Máy bay chiến đấu này được đánh giá cao vì kết hợp khả năng ưu thế trên không tiên tiến của Su-27 với yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn, độ bền cao hơn và hệ thống điện tử hàng không phù hợp với các nhiệm vụ tấn công và chống hạm, khiến nó linh hoạt hơn nhiều so với nguyên bản.

Máy bay chiến đấu này được đánh giá cao vì kết hợp khả năng ưu thế trên không tiên tiến của Su-27 với yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn, độ bền cao hơn và hệ thống điện tử hàng không phù hợp với các nhiệm vụ tấn công và chống hạm, khiến nó linh hoạt hơn nhiều so với nguyên bản.

Đầu tiên là phiên bản Su-30SM2, là biến thể mới nhất của Su-30 và có thể là biến thể cuối cùng sản xuất dành cho mục đích sử dụng trong nước. Su-30SM2 dự kiến sẽ được đưa vào biên chế Không quân Nga với nhiều cải tiến hơn so với thiết kế Su-30SM và sử dụng các công nghệ được phát triển cho các máy bay chiến đấu Su-35 và Su-57.

Đầu tiên là phiên bản Su-30SM2, là biến thể mới nhất của Su-30 và có thể là biến thể cuối cùng sản xuất dành cho mục đích sử dụng trong nước. Su-30SM2 dự kiến sẽ được đưa vào biên chế Không quân Nga với nhiều cải tiến hơn so với thiết kế Su-30SM và sử dụng các công nghệ được phát triển cho các máy bay chiến đấu Su-35 và Su-57.

Những cải tiến đáng chú ý nhất là việc tích hợp radar Irbis-E và động cơ AL-41 của Su-35. Việc tích hợp radar Irbis-E cho phép máy bay chiến đấu phát hiện mục tiêu có tiết diện radar 3 mét vuông ở khoảng cách 350-400 km và các mục tiêu tàng hình chỉ có tiết diện 0,01 mét vuông ở khoảng cách 90 km.

Những cải tiến đáng chú ý nhất là việc tích hợp radar Irbis-E và động cơ AL-41 của Su-35. Việc tích hợp radar Irbis-E cho phép máy bay chiến đấu phát hiện mục tiêu có tiết diện radar 3 mét vuông ở khoảng cách 350-400 km và các mục tiêu tàng hình chỉ có tiết diện 0,01 mét vuông ở khoảng cách 90 km.

Động cơ NSAL-41 không chỉ giảm yêu cầu bảo trì mà còn có công suất lớn hơn 16% so với động cơ AL-31 cũ hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn, cải thiện độ bền. Phần lớn phi đội Su-30SM của Nga dự kiến sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn Su-30SM2, trong khi các đơn vị khác được sản xuất song song.

Động cơ NSAL-41 không chỉ giảm yêu cầu bảo trì mà còn có công suất lớn hơn 16% so với động cơ AL-31 cũ hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn, cải thiện độ bền. Phần lớn phi đội Su-30SM của Nga dự kiến sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn Su-30SM2, trong khi các đơn vị khác được sản xuất song song.

Tiếp theo là biến thể Su-30SM được sử dụng ở Nga, Kazakhstan, Belarus, Myanmar. Su-30SM là một trong những máy bay chiến đấu phổ biến nhất, với khoảng 95 chiếc hiện đang được sử dụng bởi không quân nước này và 22 chiếc nữa trong hải quân.

Tiếp theo là biến thể Su-30SM được sử dụng ở Nga, Kazakhstan, Belarus, Myanmar. Su-30SM là một trong những máy bay chiến đấu phổ biến nhất, với khoảng 95 chiếc hiện đang được sử dụng bởi không quân nước này và 22 chiếc nữa trong hải quân.

Sau khi Nga phát triển máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI để đáp ứng yêu cầu của Không quân Ấn Độ, được xem là máy bay chiến đấu có năng lực nhất do Nga chế tạo vào thời điểm đó, thì Su-30SM đã được các nhà thiết kế phát triển dựa trên Su-30MK, được coi là phiên bản tiêm kích thế hệ 4++ mạnh bậc nhất.

Sau khi Nga phát triển máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI để đáp ứng yêu cầu của Không quân Ấn Độ, được xem là máy bay chiến đấu có năng lực nhất do Nga chế tạo vào thời điểm đó, thì Su-30SM đã được các nhà thiết kế phát triển dựa trên Su-30MK, được coi là phiên bản tiêm kích thế hệ 4++ mạnh bậc nhất.

Cùng với động cơ vectơ lực đẩy để nâng cao khả năng cơ động, các tính năng mới giúp phân biệt Su-30SM với các biến thể Su-30 cũ hơn bao gồm việc tích hợp radar N-11M Bars với phạm vi phát hiện tối đa 400 km, màn hình hiển thị đối đầu góc rộng, hệ thống nhận dạng bạn hoặc thù mới và hệ thống thông tin liên lạc mạnh hơn.

Cùng với động cơ vectơ lực đẩy để nâng cao khả năng cơ động, các tính năng mới giúp phân biệt Su-30SM với các biến thể Su-30 cũ hơn bao gồm việc tích hợp radar N-11M Bars với phạm vi phát hiện tối đa 400 km, màn hình hiển thị đối đầu góc rộng, hệ thống nhận dạng bạn hoặc thù mới và hệ thống thông tin liên lạc mạnh hơn.

Su-30SM có chi phí hoạt động thấp hơn Su-27 và rẻ hơn đáng kể so với Su-35 và Su-57. Máy bay có khả năng tương thích với nhiều loại vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa đất đối không tầm xa R-37M Mach 6 và trong tương lai có thêm tên lửa hành trình chống hạm Kh-32.

Su-30SM có chi phí hoạt động thấp hơn Su-27 và rẻ hơn đáng kể so với Su-35 và Su-57. Máy bay có khả năng tương thích với nhiều loại vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa đất đối không tầm xa R-37M Mach 6 và trong tương lai có thêm tên lửa hành trình chống hạm Kh-32.

Thứ ba là phiên bản Su-30MKI/MKA/MKM trong biên chế quân đội Ấn Độ, Algeria, Malaysia. Được phát triển từ cuối những năm 1990 để đáp ứng các yêu cầu của Không quân Ấn Độ, Su-30MKI là biến thể Su-30 đầu tiên có động cơ vectơ lực đẩy và cánh quạt để tăng khả năng cơ động, đồng thời được hưởng các công nghệ trong quá trình phát triển Su-35.

Thứ ba là phiên bản Su-30MKI/MKA/MKM trong biên chế quân đội Ấn Độ, Algeria, Malaysia. Được phát triển từ cuối những năm 1990 để đáp ứng các yêu cầu của Không quân Ấn Độ, Su-30MKI là biến thể Su-30 đầu tiên có động cơ vectơ lực đẩy và cánh quạt để tăng khả năng cơ động, đồng thời được hưởng các công nghệ trong quá trình phát triển Su-35.

Đây là biến thể được sản xuất nhiều nhất của Su-30 và Ấn Độ trở thành nhà khai thác Su-30 lớn nhất với phi đội lớn hơn đáng kể so với cả Nga. Nguyên nhân chính là do Nga và Trung Quốc đã vận hành nhiều loại máy bay chiến đấu hạng nặng trong khi Ấn Độ tập trung toàn bộ vốn đầu tư cho Su-30.

Đây là biến thể được sản xuất nhiều nhất của Su-30 và Ấn Độ trở thành nhà khai thác Su-30 lớn nhất với phi đội lớn hơn đáng kể so với cả Nga. Nguyên nhân chính là do Nga và Trung Quốc đã vận hành nhiều loại máy bay chiến đấu hạng nặng trong khi Ấn Độ tập trung toàn bộ vốn đầu tư cho Su-30.

Năm 2020, phiên bản Su-30SM được chế tạo ở Ấn Độ nhưng sẽ có giá gần như gấp đôi. Không quân Algeria và Không quân Malaysia được cho là cũng sẽ đặt hàng thêm các biến thể mới dựa trên Su-30MKI với những tùy chỉnh tương đối nhỏ như Su-30MKA và Su-30MKM. Nguồn ảnh: Flickr.

Năm 2020, phiên bản Su-30SM được chế tạo ở Ấn Độ nhưng sẽ có giá gần như gấp đôi. Không quân Algeria và Không quân Malaysia được cho là cũng sẽ đặt hàng thêm các biến thể mới dựa trên Su-30MKI với những tùy chỉnh tương đối nhỏ như Su-30MKA và Su-30MKM. Nguồn ảnh: Flickr.

Không quân Ấn Độ đang cố nâng cấp tiêm kích Su-30MKI, trong khi chờ mua được chiến đấu cơ thế hệ 5. Nguồn: QPVN.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/nhung-phien-ban-lam-nen-ten-tuoi-cua-dong-tiem-kich-su-30-1585591.html