Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ đắt có 'sắt ra miếng'?

Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor là một trong những máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không tinh vi nhất thế giới. Sức mạnh của nó chính là thứ đã ngăn nó bị bán cho các lực lượng quân sự bên ngoài Mỹ.

 Lockheed Martin F-22 Raptor (“Chim ăn thịt”) là máy bay tiêm kích chiến thuật tàng hình, một phi công, hai động cơ thuộc thế hệ thứ năm, được phát triển cho Không quân Mỹ để thay thế các dòng F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon. F-22 là một chương trình vô cùng đắt đỏ, trị giá 108 tỷ USD và vào thời điểm được phát triển, nó là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới.

Lockheed Martin F-22 Raptor (“Chim ăn thịt”) là máy bay tiêm kích chiến thuật tàng hình, một phi công, hai động cơ thuộc thế hệ thứ năm, được phát triển cho Không quân Mỹ để thay thế các dòng F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon. F-22 là một chương trình vô cùng đắt đỏ, trị giá 108 tỷ USD và vào thời điểm được phát triển, nó là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới.

Để vận hành và bảo trì F-22, cơ quan chủ quản phải tiêu tốn không ít tiền của. Ví dụ như, Không quân Mỹ đã phải bỏ ra 68.000 đô la mỗi giờ bay - nhiều hơn F-15E Strike Eagle và F-16C Fighting Falcon.

Để vận hành và bảo trì F-22, cơ quan chủ quản phải tiêu tốn không ít tiền của. Ví dụ như, Không quân Mỹ đã phải bỏ ra 68.000 đô la mỗi giờ bay - nhiều hơn F-15E Strike Eagle và F-16C Fighting Falcon.

Là sản phẩm của chương trình phát triển máy bay chiến thuật tiên tiến (ATF), F-22 do hai nhà thầu Lockheed Martin và Boeing chế tạo nhằm chiếm ưu thế tuyệt đối trên không, nhưng cũng có khả năng tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và tích hợp trí tuệ nhân tạo; năng lực không chiến ngoài tầm nhìn biến nó thành siêu chiến đấu cơ không có đối thủ.

Là sản phẩm của chương trình phát triển máy bay chiến thuật tiên tiến (ATF), F-22 do hai nhà thầu Lockheed Martin và Boeing chế tạo nhằm chiếm ưu thế tuyệt đối trên không, nhưng cũng có khả năng tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và tích hợp trí tuệ nhân tạo; năng lực không chiến ngoài tầm nhìn biến nó thành siêu chiến đấu cơ không có đối thủ.

Raptor được phát triển từ cuối những năm 1970 với mục đích khôi phục vị thế thống lĩnh trên không của Mỹ, điều mà trước đây nước này đã đạt được nhờ F-15C Eagle nhưng sau đó 10 năm lại bị soán ngôi bởi sự ra đời của Su-27 Flanker và MiG-31 Foxhound do Liên Xô chế tạo.

Raptor được phát triển từ cuối những năm 1970 với mục đích khôi phục vị thế thống lĩnh trên không của Mỹ, điều mà trước đây nước này đã đạt được nhờ F-15C Eagle nhưng sau đó 10 năm lại bị soán ngôi bởi sự ra đời của Su-27 Flanker và MiG-31 Foxhound do Liên Xô chế tạo.

F-22 Raptor chính thức có trong biên chế Không quân Mỹ từ năm 2005, lần đầu tiên tham gia nhiệm vụ phá hủy bộ chỉ huy của quân khủng bố IS năm 2015, là một trong hai mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 duy nhất trên thế giới đã đi vào biên chế và thực chiến.

F-22 Raptor chính thức có trong biên chế Không quân Mỹ từ năm 2005, lần đầu tiên tham gia nhiệm vụ phá hủy bộ chỉ huy của quân khủng bố IS năm 2015, là một trong hai mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 duy nhất trên thế giới đã đi vào biên chế và thực chiến.

Tiêm kích F-22 rất được Nhật Bản và Australia quan tâm nhưng luật liên bang cấm xuất khẩu loại máy bay này nên Không quân Mỹ là khách hàng duy nhất. Mỗi chiếc F-22 có giá từ 137 triệu USD đến 340 triệu USD, tùy thuộc vào cách tính chi phí bay.

Tiêm kích F-22 rất được Nhật Bản và Australia quan tâm nhưng luật liên bang cấm xuất khẩu loại máy bay này nên Không quân Mỹ là khách hàng duy nhất. Mỗi chiếc F-22 có giá từ 137 triệu USD đến 340 triệu USD, tùy thuộc vào cách tính chi phí bay.

Máy bay cũng có chi phí vòng đời như tiếp nhiên liệu, bảo dưỡng và phụ tùng ước tính lên tới 59 tỷ USD. Lớp phủ tàng hình của F-22 thường luôn phải được bảo trì vì các chuyến bay siêu thanh tạo ra nhiệt độ rất cao.

Máy bay cũng có chi phí vòng đời như tiếp nhiên liệu, bảo dưỡng và phụ tùng ước tính lên tới 59 tỷ USD. Lớp phủ tàng hình của F-22 thường luôn phải được bảo trì vì các chuyến bay siêu thanh tạo ra nhiệt độ rất cao.

F-22 là một cấu phần quan trọng tạo sức mạnh Không quân chiến thuật Mỹ nhờ kết hợp giữa khả năng tàng hình, độ cơ động cao, tích hợp nhiều thiết bị điện tử tinh vi và hệ thống vũ khí đầy uy lực.

F-22 là một cấu phần quan trọng tạo sức mạnh Không quân chiến thuật Mỹ nhờ kết hợp giữa khả năng tàng hình, độ cơ động cao, tích hợp nhiều thiết bị điện tử tinh vi và hệ thống vũ khí đầy uy lực.

F-22 Raptor dài 18,9m, cao 5,10m, có sải cánh 13,6m, trọng lượng rỗng 19,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn; sở hữu diện tích phản xạ radar (RCS) cực nhỏ (chỉ vào khoảng 0,0001m2 - tương đương đồng xu, thậm chí viên bi; để so sánh: RSC của Su-57 lên tới 0,5m2 và F-35 là 0,001m2). F-22 có thể kết hợp khả năng tàng hình và tốc độ bay siêu âm, vận tốc hành trình ở mức Mach 1.8 (hơn 2.200km/h), có độ bền cơ học khá cao. Ngoài EF-2000 của Châu Âu, chưa có loại máy bay nào khác làm được điều này kể cả F-35 và Su-57.

F-22 Raptor dài 18,9m, cao 5,10m, có sải cánh 13,6m, trọng lượng rỗng 19,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn; sở hữu diện tích phản xạ radar (RCS) cực nhỏ (chỉ vào khoảng 0,0001m2 - tương đương đồng xu, thậm chí viên bi; để so sánh: RSC của Su-57 lên tới 0,5m2 và F-35 là 0,001m2). F-22 có thể kết hợp khả năng tàng hình và tốc độ bay siêu âm, vận tốc hành trình ở mức Mach 1.8 (hơn 2.200km/h), có độ bền cơ học khá cao. Ngoài EF-2000 của Châu Âu, chưa có loại máy bay nào khác làm được điều này kể cả F-35 và Su-57.

F-22 được trang bị hệ thống radar mảng pha cực mạnh AN/APG-77v1 có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ 1m2 ở khoảng cách 240km, phi công chỉ việc ấn nút khai hỏa tên lửa AIM-120D có tầm bắn lên tới 180km để tiêu diệt mục tiêu khi đối thủ còn chưa nhận ra sự hiện diện của nó trong khu vực. Ngoài pháo 6 nòng M61A2, F-22 Raptor có ba khoang vũ khí nằm trong thân và các giá treo bên ngoài. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM tầm bắn 120km và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder.

F-22 được trang bị hệ thống radar mảng pha cực mạnh AN/APG-77v1 có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ 1m2 ở khoảng cách 240km, phi công chỉ việc ấn nút khai hỏa tên lửa AIM-120D có tầm bắn lên tới 180km để tiêu diệt mục tiêu khi đối thủ còn chưa nhận ra sự hiện diện của nó trong khu vực. Ngoài pháo 6 nòng M61A2, F-22 Raptor có ba khoang vũ khí nằm trong thân và các giá treo bên ngoài. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM tầm bắn 120km và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder.

Về tên lửa không đối không, F-22 mang theo 6 tên lửa tầm xa AIM-120D AMRAAM và 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9X trong khoang vũ khí bên trong, tức có trọng tải tương tự như chiếc F-15C tiền nhiệm và gấp hai lần F-35A. AIM-120D có tầm bắn 180km và thay thế cho tên lửa AIM-120C cũ hơn có tầm bắn 105km.

Về tên lửa không đối không, F-22 mang theo 6 tên lửa tầm xa AIM-120D AMRAAM và 2 tên lửa tầm ngắn AIM-9X trong khoang vũ khí bên trong, tức có trọng tải tương tự như chiếc F-15C tiền nhiệm và gấp hai lần F-35A. AIM-120D có tầm bắn 180km và thay thế cho tên lửa AIM-120C cũ hơn có tầm bắn 105km.

Động cơ của F-22 cho phép nó tạo ra nhiều lực đẩy hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác. Đối phương khó có thể phát hiện và đuổi kịp F-22. Các hệ thống tác chiến và đối kháng điện tử được trang bị gia tăng đáng kể khả năng sống sót cho F-22. Không quân Mỹ có kế hoạch sử dụng F-22 cho đến năm 2030, đồng thời liên tục duy trì hoạt động nâng cấp cho đến khi nó được thay thế bằng máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ kế tiếp (NGAD).

Động cơ của F-22 cho phép nó tạo ra nhiều lực đẩy hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác. Đối phương khó có thể phát hiện và đuổi kịp F-22. Các hệ thống tác chiến và đối kháng điện tử được trang bị gia tăng đáng kể khả năng sống sót cho F-22. Không quân Mỹ có kế hoạch sử dụng F-22 cho đến năm 2030, đồng thời liên tục duy trì hoạt động nâng cấp cho đến khi nó được thay thế bằng máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ kế tiếp (NGAD).

Máy bay có ít nhất 3 nhóm hệ thống mà chính phủ Mỹ chưa bao giờ cho phép rơi vào tay thậm chí là đồng minh. Bản tóm tắt cũng đề cập rằng không có mã nguồn phần mềm hoặc tài liệu phần mềm nào của Raptor được xuất đi.

Máy bay có ít nhất 3 nhóm hệ thống mà chính phủ Mỹ chưa bao giờ cho phép rơi vào tay thậm chí là đồng minh. Bản tóm tắt cũng đề cập rằng không có mã nguồn phần mềm hoặc tài liệu phần mềm nào của Raptor được xuất đi.

Cho đến nay, tất cả các nghiên cứu liên quan đến việc xuất khẩu F-22 vẫn chỉ là các nghiên cứu vì các hạn chế đối với việc bán nó vẫn còn được áp dụng cho đến nay. (Nguồn ảnh: Lockheed Martin, AF.mil, Wikipedia, Airshow News).

Cho đến nay, tất cả các nghiên cứu liên quan đến việc xuất khẩu F-22 vẫn chỉ là các nghiên cứu vì các hạn chế đối với việc bán nó vẫn còn được áp dụng cho đến nay. (Nguồn ảnh: Lockheed Martin, AF.mil, Wikipedia, Airshow News).

Lý Thùy (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-tang-hinh-f-22-cua-my-dat-co-sat-ra-mieng-2002349.html