Những 'quái vật' đáng sợ nhất đại dương, ai thấy cũng giật mình

Với vẻ ngoài kỳ quái và đáng sợ, những loài cá dưới đây được ví như những 'quái vật' dưới đại dương.

 1. Cá chiêm tinh: Là loài cá xấu xí nhất hành tinh, cá chiêm tinh thường sống ở độ sâu từ 40-800m dưới đáy biển, có chiều dài cơ thể từ 18-90cm. Với một bờ môi đầy lua tua và đôi mắt hung ác, " quái vật" đại dương này cũng được xếp vào những loài cá xấu xí nhất thế giới. Nó có gai độc ở phần vây ức, có thể gây nguy hiểm cho con người.

1. Cá chiêm tinh: Là loài cá xấu xí nhất hành tinh, cá chiêm tinh thường sống ở độ sâu từ 40-800m dưới đáy biển, có chiều dài cơ thể từ 18-90cm. Với một bờ môi đầy lua tua và đôi mắt hung ác, " quái vật" đại dương này cũng được xếp vào những loài cá xấu xí nhất thế giới. Nó có gai độc ở phần vây ức, có thể gây nguy hiểm cho con người.

 2. Cá dơi: Sinh sống ở các vùng biển nhiệt đới, trong đó nhiều nhất ở đảo Galapagos, Ecuador, cá dơi có đôi môi đỏ có thể được sử dụng để thu hút bạn tình, hoặc làm vũ khí thu hút con mồi. Khi trưởng thành, vây lưng của chúng có thể là vũ khí lợi hại để thu hút con mồi.

2. Cá dơi: Sinh sống ở các vùng biển nhiệt đới, trong đó nhiều nhất ở đảo Galapagos, Ecuador, cá dơi có đôi môi đỏ có thể được sử dụng để thu hút bạn tình, hoặc làm vũ khí thu hút con mồi. Khi trưởng thành, vây lưng của chúng có thể là vũ khí lợi hại để thu hút con mồi.

 3. Cá răng nanh: Cá răng nanh hay còn gọi là cá yêu tinh bởi loài này vinh dự được tạo hóa ban cho hàm răng "khủng" với răng nanh dài sắc và nhọn. Đầu to, miệng rộng hoác, mắt hung dữ tưởng chừng chúng là kẻ đáng gờm nhưng thực ra lại là loài vô cùng lành tính.

3. Cá răng nanh: Cá răng nanh hay còn gọi là cá yêu tinh bởi loài này vinh dự được tạo hóa ban cho hàm răng "khủng" với răng nanh dài sắc và nhọn. Đầu to, miệng rộng hoác, mắt hung dữ tưởng chừng chúng là kẻ đáng gờm nhưng thực ra lại là loài vô cùng lành tính.

4. Cá rìu: Là sinh vật có ngoại hình kỳ dị bậc nhất dưới đáy đại dương, cá rìu có đôi mắt to, khuôn mặt như đang mếu. Với thân hình mỏng và có phần mình sắc nhọn có khả năng sát thương cao nên chúng được đặt tên như một lưỡi rìu. Chiều dài của cá rìu nằm trong khoảng 2,4 -12 cm, tuy nhỏ nhưng chúng có sức tấn công đối phương rất lớn.

4. Cá rìu: Là sinh vật có ngoại hình kỳ dị bậc nhất dưới đáy đại dương, cá rìu có đôi mắt to, khuôn mặt như đang mếu. Với thân hình mỏng và có phần mình sắc nhọn có khả năng sát thương cao nên chúng được đặt tên như một lưỡi rìu. Chiều dài của cá rìu nằm trong khoảng 2,4 -12 cm, tuy nhỏ nhưng chúng có sức tấn công đối phương rất lớn.

 5. Cá hàm ếch: Đây là loài cá thường sống ở nước lợ, vùng cửa sông và nước ngọt. Phân bố chủ yếu ở Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương: tây bắc châu Úc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam (ĐBSCL) và New Guinea. Cá hàm ếch đầu dẹp bằng, mặt dưới đầu phẳng, nhìn từ mặt lưng xuống mõm tròn, nhìn giống như đầu ếch. Loài này có miệng dưới đến cận trên, miệng ngang, rạch miệng hơi xiên.

5. Cá hàm ếch: Đây là loài cá thường sống ở nước lợ, vùng cửa sông và nước ngọt. Phân bố chủ yếu ở Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương: tây bắc châu Úc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam (ĐBSCL) và New Guinea. Cá hàm ếch đầu dẹp bằng, mặt dưới đầu phẳng, nhìn từ mặt lưng xuống mõm tròn, nhìn giống như đầu ếch. Loài này có miệng dưới đến cận trên, miệng ngang, rạch miệng hơi xiên.

6. Cá nóc: Phân bố chủ yếu ở vùng biển cận nhiệt đới và nhiệt đới, ở nước mặn nhiều hơn nước ngọt. Cá nóc có gai có chiêu tự vệ khá thú vị: đầu tiên, làm đầy dạ dày bằng nước, rồi trở thành một quả bóng cực độc với các gai nhọn để đe dọa kẻ thù.

6. Cá nóc: Phân bố chủ yếu ở vùng biển cận nhiệt đới và nhiệt đới, ở nước mặn nhiều hơn nước ngọt. Cá nóc có gai có chiêu tự vệ khá thú vị: đầu tiên, làm đầy dạ dày bằng nước, rồi trở thành một quả bóng cực độc với các gai nhọn để đe dọa kẻ thù.

 7. Cá cần câu: Với phần da tối màu và hình thù kỳ dị, chúng còn được gọi là "quái vật đen" dưới đại đương. Dưới nước sâu, cá cần câu sử dụng khả năng phát sáng từ chiếc "cần câu" mọc trên đầu để thu hút con mồi và kéo chúng lại gần miệng.

7. Cá cần câu: Với phần da tối màu và hình thù kỳ dị, chúng còn được gọi là "quái vật đen" dưới đại đương. Dưới nước sâu, cá cần câu sử dụng khả năng phát sáng từ chiếc "cần câu" mọc trên đầu để thu hút con mồi và kéo chúng lại gần miệng.

 8. Cá nhám mang xếp: Là một loài cá mập thuộc chi Chlamydoselachus, sống chủ yếu sống ở vùng biển sâu khoảng 1.500 m, cá nhám mang xếp sở hữu bộ hàm chứa hơn 300 chiếc răng, có hình dạng giống như những chiếc đinh ba thu nhỏ.

8. Cá nhám mang xếp: Là một loài cá mập thuộc chi Chlamydoselachus, sống chủ yếu sống ở vùng biển sâu khoảng 1.500 m, cá nhám mang xếp sở hữu bộ hàm chứa hơn 300 chiếc răng, có hình dạng giống như những chiếc đinh ba thu nhỏ.

 9. Cá giọt nước: Loài cá này có hình dạng giống như một quả bóng chứa chất nhờn hơn là một sinh vật sống. Chúng sống dưới vùng nước sâu trong lòng đại dương, những nơi có áp lực cao. Thịt của cá giọt nước giống như bánh pudding, cho phép nó trôi nổi trong lòng biển, chịu được áp suất lớn mà không bị nghiền nát.

9. Cá giọt nước: Loài cá này có hình dạng giống như một quả bóng chứa chất nhờn hơn là một sinh vật sống. Chúng sống dưới vùng nước sâu trong lòng đại dương, những nơi có áp lực cao. Thịt của cá giọt nước giống như bánh pudding, cho phép nó trôi nổi trong lòng biển, chịu được áp suất lớn mà không bị nghiền nát.

 10: Cá chó sói (Sea Woft): Với hàm răng sắc, nhọn cùng khuôn mặt dữ tợn, cá Sea Wolf được mệnh danh là "chó sói" ăn thịt man rợ nhất Đại Tây Dương. Trước đây, thế giới từng ghi nhận nhiều trường hợp ngư dân bị cá chó sói tấn công.

10: Cá chó sói (Sea Woft): Với hàm răng sắc, nhọn cùng khuôn mặt dữ tợn, cá Sea Wolf được mệnh danh là "chó sói" ăn thịt man rợ nhất Đại Tây Dương. Trước đây, thế giới từng ghi nhận nhiều trường hợp ngư dân bị cá chó sói tấn công.

Mời quý độc giả xem video: Thế giới động vật - Bọ ngựa. Nguồn: VTV2.

Thiên Trang(TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nhung-quai-vat-dang-so-nhat-dai-duong-ai-thay-cung-giat-minh-1747463.html