Được phát hiện ngoài khơi khu vực California (Mỹ), loài sâu biển zombie mang tên Osedax (theo tiếng Latin nghĩa là "ăn xương") là một sinh vật thường được tìm thấy trong xác chết cá voi mục rữa dưới đáy đại dương
Chúng đào sâu vào xương để tìm các sinh vật bên trong. Miệng, ruột, hậu môn không có chức năng hoạt động, loài sâu biển Zombie này tiêu hóa nhờ một loại vi khuẩn
Osedax còn có một đặc điểm là con cái có kích thước khổng lồ gấp nhiều lần con đực. Cụ thể, giun cái có thể đưa vào bên trong cơ thể từ 50 - 100 cá thể đực để sống trong đó và làm nhiệm vụ cung cấp tinh trùng
Cá sói Đại Tây Dương được xem là một trong những sinh vật hung dữ nhất ở tầng đáy đại dương. Chúng sống ở vực thẳm sâu nhất, lạnh nhất và tối nhất của biển cả
Để có thể tồn tại, cá sói phải tự sản sinh chất chống đông tự nhiên để duy trì tuần hoàn. Chúng có sáu răng nanh nhọn và ba hàng răng có thể cắn xé bất cứ thứ gì
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nó có hàm răng sắc nhọn, loài động vật này lại thường dùng hàm răng để ăn thịt các loài động vật thân mềm, có vỏ như cua, tôm hùm và nhím biển
Cá ba chân (Bathypterois grallator) là một loài cá sống ở đáy biển sâu được tìm thấy ở các vĩ độ thấp. Chúng dường như thích sử dụng tia vây kéo dài ở đuôi và hai vây chậu để đứng
Loài cá này là một trong số ít loài động vật tĩnh. Giống như san hô, bọt biển, hải quỳ và một số sinh vật biển khác, chúng chỉ đứng yên tại chỗ, chờ các sinh vật phù du trôi tới gần để tấn công
Cá ba chân là một loài cá gần như bị mù và đứng yên một chỗ, chúng chỉ di chuyển khi thực sự cần thiết, khi con mồi trôi tới gần, chúng chỉ dùng 2 vây trước để bắt và lùa thức ăn vào miệng
Cá nhám mang xếp (Frilled shark)là loài cá sống chủ yếu ở vùng biển sâu (trên 1.500 mét). Loài cá này có một số đặc điểm của loài cá mập "nguyên thủy"
Chúng có chiều dài có thể đạt tới 2 m (6,6 ft), có cơ thể màu nâu sẫm và có sáu cặp khe mang giống với loài cá mập thời tiền sử. Chúng thường uốn cong cơ thể để di chuyển về phía trước một cách linh hoạt giống với một con rắn biển khổng lồ
Loài cá này được xem là một trong những loài cá mập hung dữ nhất đại dương, dù gần như chưa từng được con người bắt gặp, thế nhưng, loài cá nhám mang xếp này dễ gợi liên tưởng đến những loài thủy quái cổ đại với hàm răng đáng sợ
Cá mập yêu tinh (Goblin Shark), một trong những loài cá mập hiếm nhất trên thế giới và được mệnh danh là "hóa thạch sống" khi họ hàng duy nhất còn sót lại của loài Mitsukuridae, sống từ khoảng 125 triệu năm trước
Đây có lẽ là loài khác biệt và kỳ dị nhất trong họ cá mập bởi hình dáng xấu xí. Nó là loài cá mập duy nhất có cơ thể chủ yếu là màu hồng, cùng với bộ hàm có khả năng co duỗi ra ngoài để đớp mồi
Cá mập yêu tinh được tìm thấy ở vùng biển sâu nơi mà ánh nắng mặt trời có độ sâu khoảng 1.300m. Con mồi của chúng chủ yếu là mực ống, cá, cua, các vi khuẩn sống sâu dưới biển
Bộ Cá vây chân được đặt tên theo kỹ thuật săn bắt của chúng - "cá cần câu" với phần thịt nhô từ đỉnh đầu như một cái mồi câu để thu hút con mồi về mình
Chúng có màu sắc trong khoảng từ xám sẫm tới nâu sẫm, những loài cá ăn thịt này có đầu to để lộ cái miệng to hình trăng lưỡi liềm chứa đầy những chiếc răng dài gióng như răng nanh và cong ngược vào trong
Loài cá mắt thùng (Barreleye Fish) sống ở độ sâu 762m được mẹ Thiên nhiên ưu ái khi sở hữu một cặp mắt nhạy bén và sáng bên trong để nhanh chóng phát hiện ra con mồi hay kẻ thù một cách dễ dàng
Sinh vật biển này có một cái đầu trong suốt để hấp thu được nhiều ánh sáng của đáy đại dương, điều này khiến cho đôi mắt to lồi của nó càng nổi bật hơn
Hiện nay công nghệ lặn đã phát triển vượt bậc, tuy nhiên, do sống ở độ sâu hơn 700m nên loài cá này vẫn còn rất nhiều bí ẩn đang đợi các khoa học gia giải đáp
Loài cua nhiều lông này có tên gọi là Yeti. Sinh vật đầy lông này được xem giống như lạc tới Trái đất từ một hành tinh khác. Trên thực tế, chúng sống ở độ sâu 2.200 m ở Nam Thái Bình Dương
Cua Yeti không có mắt nên dành cả đời mình để sống trong môi trường nước ấm của các lỗ thủy nhiệt. Chiếc càng "lông lá" của chúng chứa nhiều vi khuẩn dạng sợi, giúp chúng khử độc tố trong nước phun ra từ miệng thủy nhiệt dưới đáy đại dương
Bộ lông của sinh vật này hoàn toàn là lông cứng. Chúng có chiều ngang khoảng 4,5 cm, dài 4 cm và đặc biệt hơn, cua cái có kích cỡ gấp rưỡi con đực
Cá mù (Hagfish) hay còn được gọi là "lươn nhớt" là một sinh vật kỳ lạ, sinh sống ở dưới đáy biển sâu. Chúng có thị lực rất kém, không nhìn rõ được mọi vật. Tuy nhiên, loài vật này có một cơ thể đặc biệt tới mức chúng không hề hấn gì khi bị cá mập tấn công.
Chúng được biết đến là sinh vật giống lươn, có cách tự vệ dị thường là phun ra một lượng lớn chất nhờn khi bị tấn công bất ngờ, đặc biệt hơnda của cá hagfish có độ chùng nhất định, đủ để khiến cho các con mồi khác chán nản khi cố gây ra thương tích với chúng
Loài cá này đang là một thách thức với các nhà khoa học khi chúng có khả năng sống trong nhiều tháng mà không cần đến thức ăn, mặt khác những bã nhơn của chúng lại cực kỳ khỏe và có thể đan với nhau tạo thành loại vải siêu bền
Theo Sông Hương/An ninh Thủ đô