Những sự kiện nhà, đất nóng trong tháng 8

Nhiều chính sách mới về bất động sản chính thức có hiệu lực, Hà Nội 'nóng' đất đấu giá ngoại thành, TP. Hồ Chí Minh công bố lộ trình điều chỉnh bảng giá đất là những sự kiện nổi bật trong tháng 8.

Nhiều chính sách mới về bất động sản có hiệu lực

Ngày 1/8, các Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở 2023 chính thức hiệu lực sớm.

Các chuyên gia đánh giá đây là bước tiến lớn của hệ thống pháp luật Việt Nam trong một thập kỷ trở lại đây.

Ngày 1/8, các Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở 2023 chính thức có hiệu lực sớm.

Ngày 1/8, các Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở 2023 chính thức có hiệu lực sớm.

Cùng với các luật sửa đổi, nhiều nghị định cũng có hiệu lực từ tháng 8, như Nghị định 95 (về Luật Nhà ở), Nghị định 96 (về Luật Kinh doanh bất động sản), Nghị định 100 (về phát triển và quản lý NOXH), Nghị định 101 (về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp sổ), Nghị định 103 (về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất)

Nóng đất đấu giá ven đô, Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra

Liên tiếp nhiều phiên đấu giá đất ở các huyện ngoại thành Hà Nội đã nhận được sự quan tâm lớn của người dân.

Ngày 10/8, phiên đấu giá ở huyện Thanh Oai ghi giá trúng cao nhất là 100,575 triệu/m2, thu hút 1.500 người tham gia. Ngày 19/8, phiên đấu giá ở huyện Hoài Đức kéo dài xuyên đêm, giá trúng cao nhất là 133,3 triệu/m2.

Ngày 29/8, phiên đấu giá ở huyện Phúc Thọ ghi nhận giá trúng cao nhất là 60 triệu/m2, có trường hợp nhà đầu tư thỏa thuận sang tay cho người khác ngay trong ngày.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, yêu cầu không để xảy ra trục lợi, đề xuất phương án xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá gây nhiễu loạn thị trường.

Diện tích tách thửa tối thiểu tại Hà Nội dự kiến 50m2

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến dự thảo Quy định về điều kiện tách thửa, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo đó, nếu tách thửa không hình thành lối đi mới, tại phường, thị trấn, thửa đất phải bảo đảm chiều dài từ 4m trở lên, chiều rộng tiếp giáp đường giao thông từ 4m trở lên và diện tích ngoài chỉ giới đường đỏ không nhỏ hơn 50m2; tại xã vùng đồng bằng, diện tích tối thiểu là 80m2; tại xã vùng trung du, diện tích tối thiểu 100 m2 và tại xã miền núi, diện tích tối thiểu 150 m2.

TP. Hồ Chí Minh công bố lộ trình điểu chỉnh bảng giá đất

Sau khi lấy ý kiến nhân dân và các tổ chức chính trị xã hội, thành phố Hồ Chí Minh đã xác định lộ trình điều chỉnh bảng giá đất gồm 3 giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn 1 từ 1/8/2024 - 31/12/2025, giai đoạn 2 từ 1/1/2026 - 31/12/2026 và giai đoạn 3 từ 1/1/2027 trở đi. Trước đó, Sở TN&MT đã đưa ra 4 phương án điều chỉnh bảng giá đất.

Nhiều tuyến đường khu vực trung tâm TPHCM được tăng giá đất khoảng 5 lần so với bảng giá hiện hành.

Nhiều tuyến đường khu vực trung tâm TPHCM được tăng giá đất khoảng 5 lần so với bảng giá hiện hành.

Nhiều địa bàn tại TP. HCM, giá đất có xu hướng tăng trung bình từ 5-10 lần, một số địa phương thuộc khu vực ngoại thành và vùng ven dự kiến điều chỉnh tăng đột biến từ 15-50 lần so với hiện tại.

Các chuyên gia đánh giá bảng giá đất mới này cao nhưng phản ánh đúng thị trường và cũng theo nguyên tắc thị trường.

Liên Phương

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/nhung-su-kien-nha-dat-nong-trong-thang-8-262620.htm