Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
Phương Tây thảo luận về việc giảm giá trần mà họ áp dụng đối với dầu Nga; Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran... là những sự kiện nổi bật trên thị trường năng lượng quốc tế tuần qua.

Ảnh: Internet
Cùng PetroTimes điểm lại những sự kiện nổi bật tuần qua:
1. G7 và Vương quốc Anh đang thảo luận về việc giảm giá trần mà họ áp dụng đối với dầu xuất khẩu của Nga, nhằm gây tổn hại đến doanh thu dầu mỏ của nước này.
Mức giá trần thực tế đã trở nên "vô nghĩa" trong bối cảnh giá dầu quốc tế hiện tại, tờ Guardian dẫn lời các chuyên gia giấu tên.
2. Mỹ đã ban hành một đợt trừng phạt mới đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran, một lần nữa nhắm vào các nhà nhập khẩu Trung Quốc.
Cụ thể hơn, Bộ Tài chính Mỹ đã thêm một nhà máy lọc dầu tư nhân của Trung Quốc vào danh sách các thực thể bị trừng phạt vì mua dầu thô từ Iran.
3. Các Giám đốc điều hành cấp cao của công ty dầu khí nhà nước SOCAR của Azerbaijan tuần này đã thảo luận với các quan chức Ai Cập, về ý tưởng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Ai Cập-Azerbaijan trong lĩnh vực dầu khí, Bộ Dầu khí và Khoáng sản Ai Cập cho biết.
Các quan chức và Giám đốc điều hành từ hai nước đã thảo luận về các cơ hội, và khả năng thiết lập quan hệ đối tác hợp tác và trao đổi chuyên môn trong lĩnh vực dầu khí.
4. BP đã phát hiện ra dầu ở vùng nước sâu của Vịnh Mỹ, cách bờ biển Louisiana 120 dặm, ông lớn có trụ sở tại Anh cho biết.
Phát hiện tại mỏ Far South diễn ra trong bối cảnh BP mới đây công bố về việc thiết lập lại chiến lược, để chuyển trọng tâm trở lại tăng sản lượng dầu khí và đầu tư sau một vài năm cố gắng trở thành một công ty năng lượng tích hợp.
5. Liên minh Châu Âu đang cân nhắc đưa ra một thỏa thuận cụ thể với Mỹ để mua LNG của nước này nhằm giải quyết những bất bình của Tổng thống Trump đối với thâm hụt thương mại của Mỹ với Châu Âu, POLITICO đưa tin ngày 14/4.
EU đang cân nhắc việc tổng hợp nhu cầu LNG giữa các thành viên của mình để đưa ra một đề nghị mua số lượng lớn. Tuy nhiên, theo các nguồn tin của POLITICO, EU sẽ tìm cách mua LNG của Mỹ với giá cạnh tranh.
6. OPEC đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2025, viện dẫn căng thẳng thương mại leo thang và các chỉ số kinh tế yếu hơn dự kiến.
Hiện nay, nhóm này dự đoán nhu cầu tăng 1,3 triệu thùng mỗi ngày (bpd) cho năm 2025, giảm 150.000 bpd so với dự báo trước đó. Tương tự, dự báo năm 2026 đã được điều chỉnh giảm xuống còn 1,28 triệu bpd.
7. Nga kỳ vọng xuất khẩu khí đốt tự nhiên, bao gồm cả qua đường ống và LNG, sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 và gấp ba vào năm 2050 theo chiến lược năng lượng dài hạn mới được chính phủ phê duyệt.
Nga dự kiến lượng giao hàng qua đường ống và LNG ra nước ngoài sẽ tăng vọt từ 146 tỷ mét khối (bcm) vào năm 2023 lên 293 bcm vào năm 2030 và lên tới 438 bcm vào năm 2050.